11:05 14/12/2015
PHÁCH HỘ (Pòhù - Pro Rou - Pac Fou ). Huyệt thứ 42 thuộc Bàng quang kinh ( B 42). Tên gọi: Phách ( có nghĩa là vía, hễ vật gì tinh khí hết kiệt, chỉ còn hình chất lại đều gọi là phách. Tinh thần tiêu diệt còn lại hình chất gọi là phách); Hộ ( có nghĩa là cửa ngõ. Cửa một cánh gọi là Hộ ( cửa hai cánh gọi là Môn), ở đây có nghĩa là ẩn trú). Huyệt ở ngang với Phế du. "Phế tàng Phách". Nó biểu hiện dấu hiệu bệnh tật thuộc Phế khí , có tác dụng làm ngưng ho, giảm hen suyễn, do đó mà có tên Phách hộ.
11:48 12/12/2015
ÔN LƯU ( Wèn lìu - Oenn Leou). Huyệt thứ 7 thuộc Đại trường kinh ( LI 7). Tên gọi: Ôn ( có nghĩa là ấm, chỉ Dương); Lưu ( có nghĩa là lưu thông, chảy vào). Huyệt có tác dụng làm ấm kinh, lưu thông làm xua tan hàn khí, nên có tên Ôn lưu ( làm ấm kinh)
18:53 08/12/2015
NHU HỘI ( Nào Hui - Nao Roe). Huyệt thứ 13 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 13). Tên gọi: Nhu ( có nghĩa là cánh tay trên); Hôi ( có nghĩa là nơi gặp nhau hay giao chéo nhau). Huyệt là nơi giao nhau, nơi mà kinh Tam tiêu giao chéo với mạch Dương kiểu. Do đó mà có tên Nhu hội.
18:04 11/09/2015
KIÊN TRINH ( Jiànzhèn - Tsienn Tchenn). Huyệt thứ 9 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 9). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai); Kiên ( có nghĩa là bình thường hay trái nghĩa với bất bình thường). Huyệt có dấu hiệu ở vai đau và nâng cánh tay khó khăn. Nó có thể đẩy mạnh sự kháng cự của cơ thể để xua tan yếu tố gây bệnh bên ngoài, đẩy mạnh hoạt động chức năng của khớp vai phục hồi nó trở lại bình thường, nên có tên là Kiên trinh ( phục hồi bình thường vai).
18:41 09/09/2015
KIÊN NGUNG ( Jiànyú - Tsienn Lu). Huyệt thứ 15 thuộc Đại trường kinh ( LI 15). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai); Ngung ( có nghĩa là đầu xương vai). Huyệt này ở đầu xương vai và có biểu hiện ở sự rối loạn vai nên gọi là Kiên ngung ( đầu xương vai).
18:07 07/09/2015
KIÊN LIÊU ( Jiànliáo - Tsienn Tsiao). Huyệt thứ 14 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 14). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai, nói đến khớp vai, đầu trên xương cánh tay); Liêu ( có nghĩa là kẻ hở xương). Đây là huyệt cuối cùng của kinh này trên vùng xương vai và nằm trong chỗ hõm xương. Do đó mà có tên Kiên liêu.
17:54 06/09/2015
KHÚC TRÌ ( Qùchí - Tsiou Tchre). Huyệt thứ 11 thuộc Đại trường du ( LI 11). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là gập cong khuỷu tay); Trì ( có nghĩa là cái ao). Chỗ hõm nơi huyệt này được người ta ví như cái ao. Khi khuỷu tay gập cong lại nơi đó có một chỗ hõm nên gọi là Khúc trì ( ao cong).
16:58 05/09/2015
KHÚC TRẠCH ( Qùzé - Tsiou Tsre). Huyệt thứ 3 thuộc Tâm bào kinh ( P 3). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là một cái gì đó cong, ở đây nói đến sự uốn cong của khuỷu tay); Trạch ( có nghĩa là đầm lầy, thường nó rộng và cạn hơn một cái ao) Huyệt thuộc Hợp Thủy của kinh thủ Quyết âm Tâm bào, thường được tượng trưng bởi nước. Khi định vị trí này khuỷu tay được gập cong lại. Do đó mà có tên Khúc trạch.
18:20 31/08/2015
KHỔNG TỐI ( Kongzùi - Krong Tsoe). Huyệt thứ 6 thuộc Phế kinh ( L 6). Tên gọi: Khổng ( có nghĩa là lỗ trống không hoặc lối đi); Tối ( có nghĩa là tụ lại hoặc tốt nhất, một cái gì đó quan trọng nhất). Vào thời xưa, người ta tin rằng huyệt này có tác dụng tốt nhất trong việc chữa bệnh sốt không có mồ hôi. Tuy nhiên huyệt này cũng là nơi khí huyết của kinh Phế tụ tập, châm vào huyệt này có tác dụng tuyên thông Phế khí rất hay, nó có thể giúp phế xua tan tà khí và kiểm soát được việc đóng và mở các lỗ chân lông. Do đó mới có tên là Khổng tối ( đường lối quan trọng nơi tụ tập).
21:56 12/10/2014
HIỆP BẠCH ( Xiá Bái - Sie Po). Huyệt thứ 4 thuộc Phế kinh ( L 4). Tên gọi: Hiệp ( có nghĩa là nén, bóp, ấn, bấm); Bạch ( có nghĩa là trắng. Trắng tượng trưng cho Phế kim. Hiệp bạch vào thời xưa khi định vị trí của huyệt này, người ta thường dùng mực đen bôi cả vào hai đầu vú, rồi ấn tay vào vú, nhờ đó đánh dấu vị trí của huyệt lên trên mặt giữa của cánh tay. Huyệt này nằm ở bờ trong cánh tay trên, dọc theo hai bên phế, Theo ngũ hành Phế sắc trắng, vị trí của huyệt ở hai bên nó, huyệt theo thuyết ngũ hành, ngũ sắc mà có tên Hiệp bạch ( ấn trắng).