17:01 10/10/2014
HẠ LIÊU ( Xià Liao - Sia Tsiao). Huyệt thứ 34 thuộc Bàng quang kinh (B 34). Tên gọi: Hạ ( có nghĩa là ở dưới, ở phía dưới); Liêu ( có nghĩa là kẻ nứt, lỗ trống không trong xương). Xương cùng của cơ thể con người gọi là Liêu cốt. Huyệt này nằm ở lỗ trống không của Túc Thái dương mạch. Huyệt ở trong lỗ cuối cùng, lỗ thứ tư của xương cùng nên gọi là Hạ liêu hay Tứ liêu.
19:09 01/10/2014
ĐỐC DU ( Dù shù - Tou Chou). Huyệt thứ 16 thuộc Bàng quang kinh ( B 16). Tên gọi: Đốc ( có nghĩa là đốc suất, thống lĩnh); Du ( có nghĩa là huyệt, nơi kinh khí ra vào). Đốc nói đến Đốc mạch, mạch thống trị các kinh dương, các thầy thuốc ngày xưa cho rằng khí của Đốc mạch rót vào cơ thể qua huyệt này. Do đó có tên là Đốc du ( huyệt thống trị).
19:32 24/09/2014
ĐẠI TRỮ ( Dàzhù - Ta Tchou). Huyệt thứ 11 thuộc Bàng quang kinh ( B 11). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, lớn); Trữ ( có nghĩa là cửa chớp). Nói đến đốt sống ngực đầu tiên mà vào thời kỳ xưa theo giải phẫu được gọi là Trữ cốt ( xương cửa chớp). Huyệt này nằm ở cuối phía bên xương cửa chớp. Do đó mà có tên là Đại trữ ( Cửa chớp lớn).
19:10 24/09/2014
ĐẠI TRƯỜNG DU ( Dàchángshu - Ta Tchrang Chou). Huyệt thứ 25 thuộc Bàng quang kinh ( B 25). Tên gọi: Đại trường ( theo nghĩa giải phẫu có nghĩa là ruột già); Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt là nơi khí của Đại trường di chuyển và rót về, là du huyệt quan trọng chủ trị bệnh tật của Đại trường.
19:57 19/09/2014
ĐẠI BAO ( Dàbào), Huyệt thứ 21 thuộc Tỳ kinh ( Sp 21). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là chung hay lớn lao); Bao ( có nghĩa là kiểm soát một cái gì đó một cách toàn bộ hay chăm sóc một cái gì). Huyệt Lạc nối chung các lạc mạch khác thuộc kinh Thái âm Tỳ như dạng cái lưới bủa ra chi phối các lạc của kinh âm và kinh dương. Tỳ cũng được xem như rưới khắp các cơ quan tạng phủ và tứ chi, tất cả các mô, các tổ chức của cơ thể chứa đựng chất dinh dưỡng từ Tỳ. Cho nên có tên là Đại bao
21:39 03/09/2014
CÁCH QUAN ( Gèguàn) . Huyệt thứ 46 thuộc Bàng quang kinh ( B46). Tên gọi: Cách ( ở đây nói tới cơ hoành); Quan ( có nghĩa là cái chốt gài ngang cửa). Huyệt này ở ngang bên huyệt Cách du là huyệt tương ứng với cơ hoành, đồng thời nó có dấu hiệu chủ yếu trong các bệnh như nấc cụt, nôn mửa, ợ hơi hoặc những rối loạn kết hợp với cơ hoành khác, nên có tên là Cách quan
11:21 03/09/2014
CAN DU (Gànshù). Huyệt thứ 18 thuộc Bàng quang kinh ( B 18). Tên gọi: Can ( hiểu theo nghĩa giải phẫu là Can); Du ( có nghĩa là huyệt nơi ra vào của khí. Huyệt bên trong tương ứng với gan, là huyệt can khí di chuyển rót về, có tác dụng chữa bệnh của Can, nên gọi là Can du.
17:56 29/08/2014
BĨ CĂN ( Pigèn). Kỳ huyệt. Tên gọi: Bĩ ( có nghĩa là bế tắc, sưng rắn hình như trong bụng có cục); Căn ( có nghĩa là rễ cây, bò dưới một vật gì gọi là căn, hủy diệt hoàn toàn. Huyệt có tác dụng làm dứt nọc sự bế tắc của khí, sinh ra cục hòn trong bụng, gọi là Bĩ căn.
17:57 28/08/2014
BÁT TÀ ( Bàxiè) . Kỳ huyệt. Tên gọi: Bát ( có nghĩa là số tám); Tà ( tác nhân gây ra bệnh tật). Tất cả gồm 8 huyệt ở cả hai tay, có tác dụng tăng cường chính khí chống đở với tà khí, nên gọi là Bát tà.
18:39 27/08/2014
BÀNG QUANG DU ( Pángguàngshù). Huyệt thứ 28 thuộc Bàng quang kinh ( B 28). Tên gọi: Bàng quang ( có nghĩa là Bọng đái) ; Du ( nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt nằm tương ứng với Bàng quang, là chỗ khí của bàng quang di chuyển và rót về. Chủ trị bệnh của Bàng quang, nên gọi là bàng quang du.