19:09 15/09/2014
DƯƠNG KHÊ ( Yáng xì). Huyệt thứ 5 thuộc Đại trưởng kinh ( LI 5). Tên gọi: Dương ( có nghĩa là nói đến kinh dương, đại biểu bên ngoài); Khê ( có nghĩa là khe, dòng nước chảy ra ở giữa hai ngọn đồi. Khê cũng có nghĩa nói đến một bộ phận của cơ thể nơi có ít bắp thịt. Khi ngón cái được vểnh đứng lên, huyệt sẽ nằm trong chỗ hõm trên mặt bên ngoài của cổ tay, như thế hình tượng huyệt như ở trong một dòng suối ở giữa hai ngọn đồi. Do đó mà có tên là Dương khê
18:53 15/09/2014
DƯƠNG GIAO ( YángJiáo) . Huyệt thứ 35 thuộc Đởm kinh ( G 35). Tên gọi: Dương ( có nghĩa nói đến một bên phía ngoài của chân); Giao ( có nghĩa là chỗ gặp nhau, cắt nhau). Huyệt là nơi gặp nhau của Túc Thiếu dương Đởm và mạch Dương duy, kinh Túc Dương minh Vị và kinh Túc Thái dương Bàng quang. Do đó mà có tên Dương giao.
18:30 15/09/2014
DƯƠNG CƯƠNG ( Yáng gàng). Huyệt thứ 48 thuộc Bàng quang kinh ( B 48). Tên gọi: Dương( có nghĩa là trái với âm, ở bên trên, ở ngoài); Cương ( có nghĩa là cái gì mà có hệ thống không thể rời ra được đều gọi là Cương, hoặc sự gì lấy một cái làm cốt rồi chia ra làm các ngành đều gọi là Cương.
16:49 15/09/2014
DƯƠNG CỐC ( Yánggu). Huyệt thứ 5 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 5). Tên gọi: Dương ( có nghĩa trái với âm, ở đây nói đến phần mặt ngoài, mặt bên được xem là dương, còn mặt giữa, mặt trong được xem là âm); Cốc (có nghĩa là hai bên núi, giữa có một lối nước chảy hoặc hang, núi có một vùng trũng, hõm vào gọi là Cốc. Huyệt ở trong chỗ hõm được tạo thành bởi sự gặp nhau của mỏm trâm xương trụ, khe giữa xương tháp và đầu dưới xương trụ. Do đó mà có tên là Dương cốc
16:24 15/09/2014
DƯƠNG BẠCH ( Yángbái). Huyệt thứ 14 thuộc Đởm kinh (G 14). Tên gọi: Dương ( có nghĩa là đối nghịch với âm, bên ngoài, bên trên, trước là dương); Bạch ( có nghĩa là trắng hay sáng). Huyệt thuộc Túc Thiếu dương Đởm và là một trong những huyệt hợp lại với kinh Dương duy, Nó có tác dụng làm sáng mắt và nằm trên trán nơi mà nó hứng ánh sáng mặt trời, do đó mà có tên Dương bạch.
22:30 13/09/2014
DŨNG TUYỀN ( Yòngquán) . Huyệt thứ 1 của Thận kinh ( K1). Tên gọi: Dũng ( có nghĩa là vọt ra, chảy ra. Nước suối chảy vọt ra); Tuyền ( có nghĩa là suối, nguồn nước). Huyệt ở dưới lòng bàn chân, nằm ở khe bàn chân như một dòng suối, đồng thời nó Tỉnh huyệt, nguồn phát đầu của Thận khí đi ra nên gọi là Dũng tuyền.
22:07 13/09/2014
DUY ĐẠO ( Wéi dào). Huyệt thứ 28 thuộc Đởm kinh (G 28). Tên goi: Duy ( có nghĩa là là nối hay kết hợp); Đạo ( có nghĩa là con đường, lối đi). Huyệt kết hợp của kinh Túc Thiếu dương và Đới mạch. Nó cũng ở trên đường mà ngang qua đó Đới mạch nối với phần trước cơ thể. Dó đó mà có tên là Duy đạo.
21:53 13/09/2014
DU PHỦ ( Shùfu). Huyệt thứ 27 thuộc thận kinh ( K 27). Tên gọi: Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào); Phủ ( có nghĩa là nơi cư trú hay nơi hội tụ của khí lại). Thận khí bắt đầu từ bàn chân ( Dũng tuyền), hòa nhập vào ngực ở huyệt này, đó là huyệt cuối cùng của Thận kinh. Do đó có tên là Du phủ ( nơi cư trú của huyệt)
21:41 13/09/2014
DỊCH MÔN ( Yè Mén). Huyệt thứ 2 thuộc Tam tiêu kinh (TE 2). Tên gọi: Dịch ( có nghĩa là nước hay chất lỏng); Môn ( có nghĩa là cái cổng). Tam tiêu điều chỉnh và kiểm soát sự lưu thông của chất lỏng trong cơ thể và được nhắc đến như là cơ quan chính điều hòa chất lỏng trong cơ thể. Do đó, nhiều tên của các huyệt ở đường kinh này được kết hợp với chất lỏng như: Dịch môn, Trung chữ, Tứ độc, Thanh lãnh uyên.
22:58 09/09/2014
CƯU VĨ ( Jiu Wei). Huyệt thứ 15 thuộc Nhâm mạch ( CV 15). Tên gọi: Cưu ( có nghĩa là loại chim gáy, chim tu hú); Vĩ ( có nghĩa là cái đuôi). Hình giải phẫu của mũi ức được so sánh với đuôi chim gáy. Huyệt nằm ở mũi ức, do đó mà có tên là Cưu vĩ.