06:27 15/08/2015
HỒN MÔN ( Hún mén - Roun Menn - Iuenn Menn). Huyệt thứ 47 thuộc Bàng quang kinh ( B 47). Tên gọi: Hồn ( có nghĩa là phần hồn, là cái làm chúa tể cả phần tinh thần, con người lúc sống thì hồn phách quấn với nhau, đến lúc chết hồn phách lìa khỏi nhau. Vì thế nên bảo thần với quỷ đều do hồn hóa ra cả, vì nó là một vật rất linh thiêng, thiêng liêng hơn cả muôn vật cho nên gọi là linh hồn); Môn ( có nghĩa là cái cửa). Huyệt ở ngang với Can du " Can tàng hồn", huyệt này có dấu hiệu chủ yếu trong các rối loạn của Can, bệnh tinh thần, đau lưng, nôn mửa... Do đó mà có tên Hồn môn.
00:43 15/08/2015
HOẮC TRUNG ( Yùzhòng - Rouo Tchong - Yo Tchong). Huyệt thứ 26 thuộc Thận kinh ( K 26). Tên gọi: Hoắc ( có nghĩa là đẹp hay tuyệt vời); Trung ( có nghĩa là trung tâm, chính giữa; ở đây nói về ngực). Huyệt có tác dụng làm giảm sự ngột ngạt và sưng ngực, điều chỉnh lại sự lưu thông của khí, làm thế nào cho ngực được thoải mái thư thái. Dấu hiệu chủ yếu là ho và suyễn...Do đó mà có tên Hoắc trung hay còn gọi là Hoặc trung, Quắc trung.
06:53 14/08/2015
NHÂN SÂM ( Radix Ginseng) Nhân sâm ( Radix Ginseng hay Radix ginseng Sylvestris) là rễ chế phơi sấy khô của cây Nhân sâm ( Panax ginseng C.A.Mey). Có hai loại Nhân sâm: Nhân sâm trồng gọi là Viên sâm ( Panax ginseng C.A.Mey forma sativum Chao et Shih.). Nhân sâm mọc hoang gọi là Sơn sâm ( Panax Ginseng C.A.Mey forma sylvestre Chao et Shih.). Nhân sâm dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVIII - Bổ khí.
06:26 14/08/2015
HOÀNH CỐT ( Héng gu - Rong Kou - Roang Kou). Huyệt thứ 11 thuộc Thận kinh ( K 11). Tên gọi: Hoành ( có nghĩa là nằm ngang); Cốt ( có nghĩa là xương). Theo giải phẫu cổ, xương mu người ta gọi là Hoành cốt. Huyệt nằm ở bên xương mu. Do đó mà có tên Hoành cốt.
04:48 14/08/2015
HOÀN CỐT ( Wàngu - Oann Kou - Iuann Kou). Huyệt thứ 12 thuộc Đởm kinh ( G 12). Tên gọi: Hoàn cốt ( có nghĩa là tên theo giải phẫu ngày xưa, ngày nay gọi là xương chũm). Huyệt này nằm ở dưới xương chũm nên gọi là Hoàn cốt. Ở đây được thêm vào chữ đầu gọi là Đầu hoàn cốt đê phân biệt với Thủ Hoàn cốt ở tay.
07:21 10/08/2015
HOANG MÔN ( Huàng mén - Roang Menn). Huyệt thứ 51 thuộc Bàng quang kinh ( B 51). Tên gọi: Hoang ( có nghĩa là màng); Môn ( có nghĩa là cửa). Giữa "hoang mạc" của cơ thể con người là nơi khí tam tiêu tới lui qua lại. Huyệt nằm ở hai bên huyệt Tam tiêu du và chủ trị bệnh của Tam tiêu nên gọi là Hoang môn.
05:41 10/08/2015
HOA CÁI ( Huágài - Roa Kaé). Huyệt thứ 20 thuộc Nhâm mạch ( CV 20). Tên gọi: Hoa ( có nghĩa là cái để trang trí bề ngoài); Cái ( có nghĩa là cái lọng, cái dù, che). Phế được xem là cái lọng che phủ của ngũ tạng. Ngày xưa, Hoa cái có nghĩa là cái dù, cái lọng được mang theo trên xe ngựa của Hoàng đế khi ông đi, Tâm ví dụ như vị Hoàng đế trong các cơ quan được nó che chở bởi Phế như một cái dù. Huyệt có tác dụng giúp Phế khí được túc giáng làm giảm bớt hen suyễn, nên gọi là Hoa cái.
15:52 16/10/2014
NGÔ THÙ DU (Fructuc Evodiae Rutaecarpae) Ngô thù du còn gọi là Ngô thù, Thù du, Ngô wu là quả chín phơi khô của cây Ngô thù du có tên thực vật là Evodia rutaecarpa (Juss.) Benth thuộc họ Cam quýt (Rutaceae). Còn các loại Ngô thù khác cũng dùng quả chín làm thuốc như Thạch hổ Evodia rutaecarpa(juss.) Benth.var.Officinalis (Dode) Huang và loại Sơ mao Ngô thù du Evodia rutaecarpa (Juss) Benth.var.bonidieri (Dode) Huang. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IV - Trừ hàn.
15:43 16/10/2014
NGÔ CÔNG (Scolopendra Subspinipes) Ngô công còn có tên là con Rết, Thiên long, Bách túc trùng, Bách cước, tiếng Anh gọi là Centipede, có tên khoa học là Scolopendra subspinipes mutilans L.Koch, dùng toàn thân phơi hay sấy khô làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIII - Bình can tức phong.
15:15 16/10/2014
NGA TRUẬT ( Rhizoma Zedoariae) Nga truật là thân rễ phơi khô của cây Ngãi tím Curcuma Zedoaria Rosc. Thuộc họ Gừng ( Zingiberaceae), dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Dược tính bản thảo", còn gọi là Ngãi tím, Tam nại, Bồng truật, Nghệ đen. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII. Hoạt huyết, khứ ứ.