.

PHÚC BỒN TỬ

 16:32 01/09/2015

PHÚC BỒN TỬ. Tên khoa học Fructus Rubi alceaefolii Rubus alcaefolius Poir. – Họ Rosaceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIII - Thu liễm cố sáp. Phúc bồn tử còn gọi là Điền bào, Ông nữu, Sinh nãi mẫu; là thuốc y học cổ truyền có tác dụng bình bổ can thận thường gặp, được Danh y biệt lục xếp vào hạng thượng phẩm.

.

PHÙ BÌNH

 17:27 30/08/2015

PHÙ BÌNH ( Herba Lemnae seu Spirodelae) Là toàn cây Phù bình ( Spirodela polyrhiza Schleid) khác với vị Bèo cái hoặc còn gọi là Đại phù bình, Bèo tía, Bèo ván. Tên khoa học là Pista stratiotes L. thuộc họ Ráy (Araceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm II - Phát tán phong nhiệt.

.

PHÒNG KỶ

 18:41 26/08/2015

PHÒNG KỶ (Radix Stephaniae Tetrandrae) Phấn Phòng kỷ còn gọi là Hán Phòng kỷ, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh, là rễ phơi hay sấy khô của cây Phấn Phòng kỷ (Stephania tetrandra S. Moore) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIX - Thẩm thấp lợi thủy.

.

KHÍ HỘ

 19:00 24/08/2015

KHÍ HỘ ( Qìhù - Tsri Rou). Huyệt thứ 13 thuộc Vị kinh ( S 13). Tên gọi: Khí ( có nghĩa là khí giao ở trên); Hộ ( có nghĩa là cửa ngõ ( Cửa một cánh gọi là hộ; cửa hai cánh gọi là môn); ngoài ra còn có nghĩa là ngăn, hang. Huyệt ở chỗ hõm, nó cùng tương thông với khí của ngũ tạng được làm cửa ngõ cho sự nạp khí. Nên gọi là Khí hộ.

.

KHÍ HẢI

 18:22 24/08/2015

KHÍ HẢI ( Qìhăi - Tsri Rae). Huyệt thứ 6 thuộc Nhâm mạch ( CV 6). Tên gọi: Khí ( có nghĩa là nguyên khí bẩm sinh, năng lượng cần thiết cho sự sống); Hải (có nghĩa là biển, nói đến nơi cùng đổ về).. Huyệt ở dưới rốn 1,5 thốn, nó là biển của nguyên khí bẩm sinh, khí ở đây trong tình trạng phong phú nhất và phát triển nhất, là nguồn năng lượng cần cung cấp cho sự sống, nó là huyệt căn bản để bổ toàn thân trong cơ thể, nên gọi là Khí hải.

.

PHÁ CỐ CHỈ ( BỔ CỐT CHỈ)

 16:51 23/08/2015

PHÁ CỐ CHỈ ( Fructus Psoraleae Corylifoliae) Phá cố chỉ còn gọi là Bổ cốt chỉ, Hắc cố tử, Hạt đậu miêu, được ghi làm thuốc đầu tiên trong sách Dược tính bản thảo. Hạt chín phơi khô của cây Bổ cốt chi (Psorales corylifolia L.) dùng làm thuốc. Bào chế bỏ tạp chất, dùng sống hoặc tẩm nước muối sao cho hơi phồng, gọi là Diêm Bổ cốt chi, lúc dùng đập vụn. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVII - Bổ dương.

.

KHẾ MẠCH

 19:01 22/08/2015

KHẾ MẠCH ( Chì Mài - Qì mài - Tchre mo). Huyệt thứ 18 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 18). Tên gọi: Khế ( có nghĩa là rồ dại, rối loạn hay co thắt); Mạch ( có nghĩa là một đường khí hoặc đường huyết vận hành. Huyệt nằm trên tĩnh mạch tai, ở bề mặt phía sau, chuyên trị co giật, có thể dùng để chữa sự rối loạn tâm thần hoặc co giật, nên gọi là Khế mạch.

.

Ô MAI

 18:32 18/08/2015

Ô MAI ( Fructus Prunl Mume) Ô mai còn gọi là Hạnh, Khổ hạnh nhân, Abricotier ( Pháp) dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với nguyên tên là Mai thực, là quả gần chín của cây Mơ ( Prunus Mume (Sieb et Zuce) được gia công chế biến phơi hay sấy khô, cây Mơ thuộc họ Hoa Hồng ( Rosaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIII - Thu liễm cố sáp.

.

HỢP CỐC

 17:36 17/08/2015

HỢP CỐC ( Hégu - Ro Kou). Huyệt thứ 4 thuộc Đại trường kinh ( LI 4). Tên gọi: Hợp ( có nghĩa là cùng đổ về một nơi); Cốc ( có nghĩa là hang hay núi có hõm vào hoặc thung lũng, hai bên núi ở giữa có một lối nước chảy cũng gọi là cốc. Vào thời xưa, những phần của cơ thể nơi mà các bắp thịt hội tụ lại một cách dư thừa được nhắc đến như là một "cốc" trong khi những phần có ít bắp thịt thì được nói đến như một "khê". Trong ngữ cảnh này" Cốc" lớn hơn và cạn hơn "Khê". Ở đây " Hợp" có ý nói đến nơi mà các bắp thịt hội tụ lại. Ngoài ra khi ngón cái và ngón trỏ xòe tách ra, nó tương tự như một thung lũng sâu. Do đó mà có tên là Hợp cốc.

.

HỘI ÂM

 18:29 15/08/2015

HỘI ÂM ( Huìyìn - Roé Inn). Huyệt thứ 1 thuộc Nhâm mạch ( CV 1). Tên gọi: Hội ( có nghĩa là cùng đổ về). Âm ở đây nói đến cả cơ quan sinh dục dục và hậu môn). Huyệt nằm giữa hai bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn. Theo Y học cổ truyền đáy chậu được xem như phần âm của cơ thể, đó cũng là nơi khởi đầu đối với sự phân bố bề mặt của mạch Nhâm, Đốc và Xung.Trong " Châm cứu đại thành" ghi rằng: " Những mạch Nhâm, Đốc và Xung nổi lên từ vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài. Nhâm mạch bắt đầu từ đáy chậu và đi lên bụng. Đốc mạch đi lên từ đáy chậu đến lưng, Xung mạch cũng bắt đầu từ đó hòa nhập với Túc Thiếu âm Thận kinh". Tất cả 3 kinh ấy qui tụ ở huyệt này nên gọi là Hội âm.

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây