.

TAM ÂM GIAO

 16:52 23/02/2016

TAM ÂM GIAO ( Sànyinjiào - Sann Inn Tsiao). Huyệt thứ 6 thuộc Tỳ kinh ( Sp 6). Tên gọi: Tam ( có nghĩa là ba); Âm ( có nghĩa trái với Dương, chỗ mặt trong chân so với mặt ngoài chân); Giao ( có nghĩa là chỗ gặp nhau). Huyệt ở tại chỗ gặp nhau của ba kinh âm ở chân, cách mắt cá trong 3 thốn, nơi chỗ hõm bờ dưới xương. Cho nên gọi là Tam âm giao.( ba kinh âm hội giao lại với nhau).

.

QUY LAI

 18:13 15/02/2016

QUY LAI ( Gùilái - Kaé Laé). Huyệt thứ 29 thuộc Vị kinh ( S 29). Tên gọi: Quy ( có nghĩa là trở lại); Lai ( có nghĩa là trở lại), Hễ các chứng bệnh khí hãm hạ trụy, khí nghịch thượng xung hoặc khí loạn bất thuận gây ra thoát vị, sa sinh dục, bạch đới, đau trong ngọc hành, kinh nguyệt không đều, bôn đồn, đau bụng dưới. Châm huyệt này chủ yếu để điều trị: sa tử cung, phục hồi kinh nguyệt trở lại bình thường, khả năng sinh đẻ của phụ nữ cúng như làm trở lại những chứng thoát vị, nên gọi là Quy lai.

.

QUAN NGUYÊN

 16:39 28/12/2015

QUAN NGUYÊN (Guànyuán - Koann Iuann). Huyệt thứ 4 thuộc Nhâm mạch ( CV 4). Tên gọi: Quan ( có nghĩa là cái chốt đóng cửa. Cái cốt yếu của sự vật gì hay chỗ tổng cục phân phát đi. Chỗ hiểm yếu); Nguyên ( có nghĩa là mới đầu, to lớn). Huyệt nằm bên dưới rốn, nơi mà nguyên khí được chứa dưới bụng dưới, là năng lượng lớn của sự sống.

.

NGŨ KHU

 17:43 30/11/2015

NGŨ KHU ( Wushù - Ou Tchrou). Huyệt thứ 27 thuộc Đởm kinh ( G 27). Tên gọi: Ngũ ( có nghĩa là 5, ở đây nói đến ngũ tạng); Khu ( có nghĩa là then cửa, then chốt, trụ, cái gì đó quan trọng). Huyệt này ở với mức Quan nguyên, dọc theo Đan điền, nơi mà khí ngũ tạng đổ về. Do đó, mà có tên Ngũ khu ( then chốt quan trọng của Ngũ tạng).

.

LÃI CẤU

 19:34 17/09/2015

LÃI CẤU ( Lígòu - Li Keou). Huyệt thứ 5 thuộc Can kinh ( Liv 5). Tên gọi: Lãi ( có nghĩa là con mọt gỗ, đồ đạc dùng lâu bị sứt mẻ cũng gọi là lãi); Cấu ( có nghĩa là chỗ hõm, hẹp, nhỏ). Khi bàn chân bị gập cong lên, có thể xuất hiện một chỗ hõm nhỏ hẹp ở vùng huyệt. Huyệt có dấu hiệu biểu hiện các triệu chứng bạch đới, xuất huyết tử cung, ngứa âm hộ. Một số bệnh nhân có những triệu chứng trên, đặc biệt ở triệu chứng cuối cùng, có thể có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, như một cái gì đó di chuyển trong vùng bị ảnh hưởng. Do đó có tên là Lãi cấu.

.

ĐẠI HÁCH

 18:21 22/09/2014

ĐẠI HÁCH ( Dàhè - Taé Ha, Ta Ro). Huyệt thứ 12 thuộc Thận kinh ( K12). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, lớn, vĩ đại); Hách ( có nghĩa là rõ rệt, thịnh vượng). Tử cung nằm dưới huyệt này, lúc có thai bụng trở nên lớn hơn và rõ ràng hơn nên gọi là Đại hách ( sự nhô lồi lớn lên).

.

BẠCH HOÀN DU

 18:18 27/08/2014

BẠCH HOÀN DU ( Báihuánshù), Huyệt thứ 30 thuộc Bàng quang kinh ( B 30). Tên gọi: Bạch ( có nghĩa là trắng); Hoàn ( có nghĩa là vòng tròn bằng ngọc); Du ( có nghĩa là nơi ra vào của khí, có nghĩa là huyệt). "Bạch hoàn cốt" theo giải phẫu cổ đại là xương cùng cụt, nơi các nhà đạo sĩ xem chỗ đó quý như ngọc. Huyệt nằm ở vùng gần đó gọi là Bạch hoàn du.

.

BÁT MẠCH KỲ KINH : MẠCH NHÂM - MẠCH ÂM KIỂU

 17:07 05/07/2014

Mạch Nhâm và mạch Âm kiểu là hệ thống thứ 2 mang tính chất âm của 8 mạch khác kinh. Một cách tổng quát, mạch Nhâm hội khí của 3 kinh âm và điều hòa phần trước của cơ thể; mạch Âm kiểu điều hòa phần trước của bụng. Như thế mạch Nhâm và mạch âm kiểu có cùng một số tính chất chung: − Điều hòa khí âm ở phần trước cơ thể. − Có những huyệt hội chung với nhau (Tình minh và Trung cực).

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây