10:30 28/04/2014
Quê Tuy Hòa có hòn Nhạn Tháp - Chốn Sông Cầu dừa mát bóng râm - Phú Yên lắm cảnh danh lam - Sơn Hòa có suối, Đồng Xuân có rừng - Tuy An nước lặng mây dừng - Đất rừng màu mỡ nên xuân xứ này. PHÚC TÂM ĐƯỜNG xin giới thiệu đến các bạn một tác phẩm của Thầy Nguyễn Đình Chúc đã dày công tìm hiểu và nghiên cứu địa danh vùng đất " Xứ Nẫu" qua tục ngữ,ca dao
18:40 12/02/2014
Kinh Dịch là cuốn sách triết học cổ phương đông được học tập, nghiên cứu và ứng dụng trong các ngành như thiên văn, lịch toán, nông nghiệp, kiến trúc và được ứng dụng rất nhiều trong y học. Kinh Dịch là một cuốn sách sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ cổ, do đó việc học tập, nghiên cứu cũng như vận dụng trong y học gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên Kinh Dịch được nhiều người tìm hiểu vì cuốn sách này tổng kết được nhiều kinh nghiệm và những hiểu biết về thế giới khách quan. Nhằm giúp bạn đọc muốn tìm hiểu về Kinh Dịch, nhất là các bạn đọc là thầy thuốc, giảng viên y học cổ truyền hiểu và vận dụng được Kinh Dịch nhằm nâng cao lý luận y học cổ truyền trong điều trị, giảng dạy và nghiên cứu. Tác giả đã tập hợp được nhiều tài liệu về Dịch học, phân tích, bình giảng, hệ thống hóa và trình bày một cách rõ ràng, có kết hợp với mộ số ví dụ minh họa dễ hiểu.
22:20 31/12/2013
Học thì dễ hơn dạy. Thật là dễ dàng nếu bạn chỉ giảng một điều gì cho ai mà không cần người đó hiểu điều ấy hay không, nhưng nếu bạn hướng dẫn thực cẩn thận và dạy một cách vô tư với mong ước là học trò của bạn có thể thấu triệt được môn học, mà luôn luôn chú ý tới cá tính và thói quen của từng cá nhân, thì đó chẳng phải là điều dễ. Dạy Hiệp Khí Ðạo còn đặc biệt khó khăn nữa, bởi lẽ trong khi dạy nó ta phải nâng con người từ thế giới vật chất lên thế giới tâm linh ; ta phải dạy sự hợp nhất thể xác và tinh thần và dắt môn sinh của ta tới trình độ họ có thể đem ứng dụng những điều ta dạy họ vào trong thực tế. Lẽ tất nhiên là ông thầy phải đã thấu hiểu, đã ứng dụng vào thực tế, và đã phải tin tưởng vào điều ông ta dạy. Nếu ta dạy những qui luật của vũ trụ một cách bừa bãi, cũng thể như người mù dắt người mù, thì chẳng thể nào nói trước được là ta sẽ đi vào con đường lầm lẫn nào. Muốn dạy, ta phải mở tầm mắt ta ra cho rộng và chấp nhận hoàn toàn phần trách nhiệm về điều ta làm.
16:35 03/12/2013
I. ĐẠI CƯƠNG Y học cổ truyền xếp u phì đại lành tính tiền liệt tuyến thuộc phạm vi chứng “long bế”. Long bế thường do thấp nhiệt, khí kết, huyết ứ, tỳ hư, thận hư mà gây nên bàng quang khí hoá bất lợi, bài tiết nước tiểu khó khăn. Nước tiểu bài tiết từng giọt gọi là “long”; tiểu tiện không thông, buồn tiểu nhưng không tiểu tiện được gọi là “bế”. Trên lâm sàng thường gọi chung là chứng long bế, thường gặp ở nam giới có tuổi, phụ nữ sau sinh đẻ và bệnh nhân sau phẫu thuật.
17:33 01/12/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Vẹo cổ cấp là chứng bệnh thường gặp trong lâm sàng, xuất hiện đau vùng vai gáy đột ngột khám thấy cơ vùng vai gáy (cơ thang, cơ ức đòn chũm co cứng), quay cổ khó khăn. Nguyên nhân thường do khi ngủ gối quá cao, nhiễm lạnh hoặc do vận động sai tư thế. - Theo Y học cổ truyền, bệnh thuộc chứng “Lạc chẩm” do tấu lý sơ hở, phong hàn xâm nhập gây tổn thương kinh lạc hoặc do ngủ lệch gối , tư thế cổ không tự nhiên gây co rút cân mạch .
15:13 01/12/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh khớp mạn tính chưa rõ căn nguyên, được coi là bệnh tự miễn biểu hiện đặc trưng là hiện tượng viêm màng hoạt dịch ăn mòn ở các khớp ngoại biên đối xứng, diễn biến kéo dài, tiến triển từng đợt và xương dưới sụn gây biến dạng khớp, dính khớp và giảm chức năng hoạt động của khớp. - Theo Y học cổ truyền Viêm đa khớp dạng thấp thuộc chứng tý chỉ sự bế tắc kinh khí ở các khớp gây đau, sưng nóng đỏ lâu ngày gây biến dạng khớp, cứng khớp
19:44 29/11/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Táo bón là khi bệnh nhân đại tiện hai hay ít lần hơn mỗi tuần hoặc quá khó khăn và căng thẳng khi đại tiện. - Theo Y học cổ truyền, táo bón là chứng đi đại tiện khó, 5-7 ngày chưa đại tiện được do tích tụ thức ăn, uống có nhiệt, bị khí hãm hoặc cơ thể suy nhược.
13:40 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : “Ta nghe con người hợp với Thiên Đạo, bên trong có ngũ tạng để hợp với ngũ âm, ngũ sắc, ngũ thời, ngũ vị[1]. Ngũ vị : bên ngoài có lục phủ để ứng với lục luật, lục luật để “kiến” nên các kinh thuộc Âm Dương nhằm hợp với thập nhị huyệt, thập nhị thần, thập nhị tiết, thập nhị kinh thủy, thập nhị thời, thập nhị kinh mạch[2]. Đây là sự “ứng” của ngũ tạng lục phủ với Thiên Đạo[3]. Ôi ! Thập nhị kinh mạch là nơi con người dựa vào để sống, nơi mà bệnh dựa vào để thành, nơi mà con người dựa vào để trị, nơi mà bệnh dựa vào để khởi lên; cái học (về y) bắt đầu từ đây, sự khéo léo (của người thầy thuốc) phải đạt đến (sự hiểu biết về nó)[4]. Người thầy vụng về thường hay đổi sự hiểu biết của mình về nó, người thầy thuốc khéo léo xem nó là vấn đề khó khăn (cần đạt đến)[5]. Ta xin hỏi thầy về sự “xuất nhập ly hợp của nó” như thế nào ?”[6].