18:19 08/12/2015
NHU DU ( Nàoshù - Nao Chou). Huyệt thứ 10 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 10). Tên gọi: Nhu ( có nghĩa là ở dưới vai đối với nách là Nhu hay nói khác hơn phần trên của xương cánh tay được gọi là "Nhu" hay "Nao"; Du ( có nghĩa là nơi mà qua đó kinh khí được chuyển đến bề mặt của cơ thể, đó là huyệt. Nó nằm ở sau phía dưới đầu xương giáp vai có hõm bên dưới huyệt Cự cốt, ở phần trên xương cánh tay. Do đó mà có tên Nhu du ( huyệt trên xương cánh tay).
18:50 30/11/2015
NGƯ TẾ ( YúJì - Iu Tsi). Huyệt thứ 10 thuộc Phế kinh ( L 10). Tên gọi: Ngư ( có nghĩa là cá); Tế ( có nghĩa là lề, bờ). Huyệt này nằm ở chỗ gặp nhau của da trắng và da đỏ, Huyệt nằm ở điểm giữa chiều dài của xương bàn tay 1, sự nhô lên của bắp thịt ở đây ( bờ ngoài cơ dạng ngắn ngón tay cái) tương tự với chỗ tiếp giáp cả da gan tay và da mu tay ở nơi bụng con cá, Do đó mà có tên là Ngư tế.
18:00 28/11/2015
NGOẠI QUAN ( Wàiguàn - Oaé Koann). Huyệt thứ 5 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 5). Tên gọi: Ngoại ( có nghĩa là bên ngoài, ở đây nói đến mặt ngoài cẳng tay); Quan ( có nghĩa là cửa ải). Đường kinh tới đây, từ cổ tay như đi vào một cửa ải giữa hai gân lớn. Ngoài ra nó là Lạc huyệt của kinh Thủ Thiếu dương. Từ đó, một nhánh kết hợp với Thủ Quyết âm Tâm bào trên mặt giữa của cẳng tay, nó cũng đối diện một một cửa ải bên trong ( Nội quan). Do đó mà có tên Ngoại quan,
20:10 25/11/2015
NGHÊNH HƯƠNG ( Yíngxiăng - Ing Siang). Huyệt thứ 20 thuộc Đại trường kinh ( LI 20). Tên gọi: Nghênh ( có nghĩa là đón tiếp một cách ân cần); Hương ( có nghĩa là mùi thơm). Huyệt có quan hệ Biểu ( Phế); Lý ( Đại trường) cũng là huyệt cuối cùng của đường kinh Thủ Dương minh Đại trường. Phế có chỗ thông với mũi, châm vào có tác dụng thông lợi tỷ khiếu, khôi phục được khứu giác, cho nên có tên là Nghênh hương ( đón tiếp mùi thơm).
18:07 02/11/2015
LƯƠNG MÔN ( Liáng Mén - Leang Menn). Huyệt thứ 21 thuộc Vị kinh ( S 21). Tên gọi: Lương ( nguyên gốc có nghĩa là cái cầu, chỗ ách yếu của sự vật, ở đây nói đến hội chứng " Phục lương"); Môn ( có nghĩa là cái cửa, nơi ra vào). Phục lương là bệnh danh cổ đó là chứng bệnh có hòn khối hoặc túi hơi ở vùng dưới tâm và quanh rốn. Phần lớn do khí huyết kết trệ gây ra. Nếu liên quan với Tâm gọi là Phục lương, liên quan với Tỳ gọi là Bĩ khí, liên quan với Phế gọi là Tức bôn, liên quan với Thận gọi là Bôn đồn, liên quan với Can gọi là Phì khí. Do chứng tích chứa hòn khối hữu hình ở trong vùng bụng ngực. Căn cứ vào bệnh cơ, hình thái và bộ vị chia theo khu vực của ngũ tạng để có năm danh từ trên gọi chung là " Ngũ tích'".. Châm huyệt Lương môn có thể giảm bớt những vấn đè trên như thể mở cửa để xua đuổi sự rối loạn. Do đó mà có tên Lương môn ( cửa thông tích)
18:21 29/09/2015
LƯƠNG KHÂU ( Liáng qiù - Lé ang Tsiou). Huyệt thứ 34 thuộc Vị kinh ( S 34). Tên gọi: Lương ( có nghĩa là đỉnh, chỗ gồ ghề); Khâu ( có nghĩa là đồi). Huyệt nằm ở phần trên của xương đầu gối như ở trên một đỉnh núi, ở đây muốn nói chỗ nhô lên trên đầu gối nên có tên là Lương khâu ( đỉnh đồi)
19:34 17/09/2015
LÃI CẤU ( Lígòu - Li Keou). Huyệt thứ 5 thuộc Can kinh ( Liv 5). Tên gọi: Lãi ( có nghĩa là con mọt gỗ, đồ đạc dùng lâu bị sứt mẻ cũng gọi là lãi); Cấu ( có nghĩa là chỗ hõm, hẹp, nhỏ). Khi bàn chân bị gập cong lên, có thể xuất hiện một chỗ hõm nhỏ hẹp ở vùng huyệt. Huyệt có dấu hiệu biểu hiện các triệu chứng bạch đới, xuất huyết tử cung, ngứa âm hộ. Một số bệnh nhân có những triệu chứng trên, đặc biệt ở triệu chứng cuối cùng, có thể có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, như một cái gì đó di chuyển trong vùng bị ảnh hưởng. Do đó có tên là Lãi cấu.
16:25 15/09/2015
KỲ MÔN ( Qìmén - Tchi Menn). Huyệt thứ 14 thuộc Can kinh ( Liv 14). Tên gọi: Kỳ ( có nghĩa là kỳ hẹn, chu kỳ); Môn ( có nghĩa là cái cửa). Huyệt ở bên thân mình, đó cũng là nơi khí đến và đi. Sự lưu thông của khí và huyết của các kinh bắt đầu từ Vân môn đi ngang qua Phế, Đại trường, Vị, Tỳ, Tâm, Tiểu trường, Bàng quang, Thận, Tâm bào lạc, Tam tiêu, Đởm và Can, cuối cùng chấm dứt ở Kỳ môn. Đó là huyệt cuối cùng nếu tính theo thứ tự trong số huyệt không thay đổi của 12 kinh. Ở cuối cùng chu kỳ kinh khí, nên có tên Kỳ môn.
18:04 11/09/2015
KIÊN TRINH ( Jiànzhèn - Tsienn Tchenn). Huyệt thứ 9 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 9). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai); Kiên ( có nghĩa là bình thường hay trái nghĩa với bất bình thường). Huyệt có dấu hiệu ở vai đau và nâng cánh tay khó khăn. Nó có thể đẩy mạnh sự kháng cự của cơ thể để xua tan yếu tố gây bệnh bên ngoài, đẩy mạnh hoạt động chức năng của khớp vai phục hồi nó trở lại bình thường, nên có tên là Kiên trinh ( phục hồi bình thường vai).
18:41 09/09/2015
KIÊN NGUNG ( Jiànyú - Tsienn Lu). Huyệt thứ 15 thuộc Đại trường kinh ( LI 15). Tên gọi: Kiên ( có nghĩa là vai); Ngung ( có nghĩa là đầu xương vai). Huyệt này ở đầu xương vai và có biểu hiện ở sự rối loạn vai nên gọi là Kiên ngung ( đầu xương vai).