17:54 06/09/2015
KHÚC TRÌ ( Qùchí - Tsiou Tchre). Huyệt thứ 11 thuộc Đại trường du ( LI 11). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là gập cong khuỷu tay); Trì ( có nghĩa là cái ao). Chỗ hõm nơi huyệt này được người ta ví như cái ao. Khi khuỷu tay gập cong lại nơi đó có một chỗ hõm nên gọi là Khúc trì ( ao cong).
18:36 29/08/2015
KHÍ XÁ ( Qìshè - Tsri Che). Huyệt thứ 11 thuộc Vị kinh ( S 11). Tên gọi: Khí (có nghĩa là không khí, nhưng ở đây nói đến Tông khí ( khí ở trong ngực) được tạo thành bởi sự kết hợp của khí hô hấp và tinh chất nước cũng như thức ăn ( cốc khí): Xá (có nghĩa là nơi cư trú). Huyệt là nơi cư trú của Tông khí, kinh khí đi qua huyệt này. Những triệu chứng của ho, nôn mửa, nấc và những sự rối loạn có liên quan tới Tông khí. Do đó mà có tên là Khí xá ( nơi cư trú của khí).
19:28 01/10/2014
ĐỘC TỴ (Dú bí - Tou pi) . Huyệt thứ 35 thuộc Vị kinh ( S35). Tên gọi: Độc ( có nghĩa là con trâu, con nghé); Tỵ ( có nghĩa là mũi). Huyệt nằm trong chỗ hõm bờ dưới phía ngoài xương đầu gối. Vị trí ở đây giống như mũi con trâu có hõm hai bên tợ như hai lỗ mũi nên gọi là Độc Tỵ
18:03 01/10/2014
ĐỒNG TỬ LIÊU ( Tóng zí liáo - Trong Tse Tsiao). Huyệt thứ 1 thuộc Đởm kinh (G 1). Tên gọi: Đồng tử ( có nghĩa là con ngươi). Liêu ( có nghĩa là khe hở, đường nứt, khe xương). Huyệt ở phía bên của mắt nơi khe hở xương, từ con ngươi kéo ra nên gọi là Đồng tử liêu.
15:13 20/09/2014
ĐẠI CHÙY ( Dàzhuì). Huyệt thứ 14 của Đốc mạch ( GV 14). Tên gọi: Đại ( có nghĩa là to, cao, lớn); Chùy ( có nghĩa là ụ xương nổi nhô lên, ở đây chỉ đốt sống cổ thứ 7). Huyệt nằm ở dưới chổ lồi lớn lên của ụ xương cổ thứ 7, nên được gọi là Đại chùy.
19:19 19/09/2014
ĐÀO ĐẠO ( Táodào). Huyệt thứ 13 thuộc Đốc mạch ( GV 13). Tên gọi: Đào ( có nghĩa là đồ sành, đồ gốm, mừng rỡ); Đạo ( có nghĩa là con đường hay lối đi). Huyệt có dấu hiệu bất ổn về tinh thần, suy nhược tinh thần, đau đầu, đau cổ. Đốc mạch chi phối phần dương của cơ thể, hỏa khí đi lên qua mạch này giống như khói đi qua ống khói của lò gạch. Do đó mà có tên là Đào đạo.
22:07 13/09/2014
DUY ĐẠO ( Wéi dào). Huyệt thứ 28 thuộc Đởm kinh (G 28). Tên goi: Duy ( có nghĩa là là nối hay kết hợp); Đạo ( có nghĩa là con đường, lối đi). Huyệt kết hợp của kinh Túc Thiếu dương và Đới mạch. Nó cũng ở trên đường mà ngang qua đó Đới mạch nối với phần trước cơ thể. Dó đó mà có tên là Duy đạo.
21:41 13/09/2014
DỊCH MÔN ( Yè Mén). Huyệt thứ 2 thuộc Tam tiêu kinh (TE 2). Tên gọi: Dịch ( có nghĩa là nước hay chất lỏng); Môn ( có nghĩa là cái cổng). Tam tiêu điều chỉnh và kiểm soát sự lưu thông của chất lỏng trong cơ thể và được nhắc đến như là cơ quan chính điều hòa chất lỏng trong cơ thể. Do đó, nhiều tên của các huyệt ở đường kinh này được kết hợp với chất lỏng như: Dịch môn, Trung chữ, Tứ độc, Thanh lãnh uyên.
19:30 04/09/2014
CHÍ ÂM ( Zhỉyìn) . Huyệt thứ 67 thuộc Bàng quang kinh ( B 67). Tên gọi: Chí ( có nghĩa là cao nhất, cuối cùng, tột đỉnh); Âm ( có nghĩa là ở dưới, nối tiếp với kinh âm). Dòng chảy của Túc Thái dương Bàng quang chấm dứt ở huyệt này, sau đó nó vào Túc Thái âm Thận, huyệt này có ý nghĩa là dương tận mà âm bắt đầu nên gọi là Chí âm.
11:41 04/09/2014
CẤP MẠCH ( Jímài). Huyệt thứ 12 thuộc Can kinh ( Liv 12). Tên gọi: Cấp ( có nghĩa là nhanh); Mạch ( có nghĩa là đường thông thương khí huyết). Huyệt nằm cách bên giữa của biên giới dưới xương mu 2,5 thốn, nơi rãnh bẹn. Mạch của động mạch đùi ngang qua huyệt này và có thể sờ được mạch đập. Do đó có tên là Cấp mạch.