18:39 27/08/2014
BÀNG QUANG DU ( Pángguàngshù). Huyệt thứ 28 thuộc Bàng quang kinh ( B 28). Tên gọi: Bàng quang ( có nghĩa là Bọng đái) ; Du ( nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt nằm tương ứng với Bàng quang, là chỗ khí của bàng quang di chuyển và rót về. Chủ trị bệnh của Bàng quang, nên gọi là bàng quang du.
18:18 27/08/2014
BẠCH HOÀN DU ( Báihuánshù), Huyệt thứ 30 thuộc Bàng quang kinh ( B 30). Tên gọi: Bạch ( có nghĩa là trắng); Hoàn ( có nghĩa là vòng tròn bằng ngọc); Du ( có nghĩa là nơi ra vào của khí, có nghĩa là huyệt). "Bạch hoàn cốt" theo giải phẫu cổ đại là xương cùng cụt, nơi các nhà đạo sĩ xem chỗ đó quý như ngọc. Huyệt nằm ở vùng gần đó gọi là Bạch hoàn du.
11:46 27/08/2014
BÁCH HỘI ( Băihùi). Huyệt thứ 20 thuộc Đốc mạch ( GV 20). Tên gọi: Bách ( có nghĩa là một trăm, nhiều về số lượng); Hội ( có nghĩa là hội tụ, cùng đổ về). Tất cá các kinh dương đều hội tụ với đầu, là nói "Chư dương chi sở hội", huyệt là trung tâm của đỉnh đầu. Do đó có tên là Bách hội.
06:22 23/08/2014
ẤN ĐƯỜNG ( Yin tang). Huyệt ngoài kinh, kỳ huyệt ( EP 1). Tên gọi: Ân ( có nghĩa là cái khuôn dấu, đóng dấu vào); Đường ( có nghĩa là một nơi, rực rở). Vào ngày xưa, thường ta thường nhuộm giữa vùng hai lông mày bằng mực đỏ để trang điểm. Huyệt ở vùng đó nên gọi là Ấn đường.
23:01 22/08/2014
ẨN BẠCH ( Yin bái). Huyệt thứ 1 thuộc Tỳ kinh ( SP 1). Tên gọi: Ẩn ( có nghĩa là che dấu, một nơi kín); Bạch ( có nghĩa là trắng). Huyệt là nơi gặp nhau của da đỏ và da trắng ở dưới bàn chân. Do đó có tên Ẩn bạch ( trắng bị che dấu).
22:18 20/04/2014
Cùng với sự phát triển của công tác kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền, sự phối hợp sử dụng tân dược (thuốc tây) và đông dược (thuốc ta) ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, một câu hỏi không dễ gì giải đáp luôn được đặt ra là: có nên cùng dùng cả hai loại thuốc tây và ta với nhau hay không ?
16:48 17/04/2014
Các bài thuốc đều sử dụng các dược liệu Bắc Nam quen thuộc không khó kiếm, lại thuyết minh công dụng theo khái niệm của Y học hiện đại về bệnh tật và tàn phế rất thích hợp cho các thầy thuốc nước ta kể cả đông y và tây y nghiên cứu, hành nghề y học cổ truyền và kết hợp đông tây y. Với ý thức coi trọng vốn y học cổ truyền và thắt chặt mối giao lưu hữu nghị giữa các nền y học Việt - Nhật đang đầy triển vọng ra hoa kết quả. Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương đã trân trọng giới thiệu cuốn sách quý này, phổ biến rộng rãi trên Website của Viện.
08:29 04/03/2014
Nếu chỉ đơn phương dùng phương pháp cứu để phòng trị bệnh nào đó thì hiệu quả kém hơn so với kết hợp cùng với phương pháp châm kim.
12:40 04/12/2013
I. Đại cương: Viêm quanh khớp vai (VQKV) thuộc nhóm bệnh thấp ngoài khớp, theo phân loại của YHHĐ. VQKV thường là một cụm từ chỉ tất cả những trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương phần mềm quanh khớp, chủ yếu là giãn cơ, dây chằng và bao khớp. Theo định nghĩa này, VQKV không bao gồm những bệnh có tổn thương của đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch (chấn thương, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…). Dựa vào triệu chứng lâm sàng bệnh được phân làm 3 thể: VQKV thể đơn thuần, VQKV thể nghẽn tắc và VQKV có hội chứng vai tay. Chẩn đoán VQKV dựa theo tiêu chuẩn lâm sàng chẩn đoán của Boissier MC 1992.