.

ĐỞM DU

 19:40 01/10/2014

ĐỞM DU ( Dănshù - Tann chou). Huyệt thứ 19 thuộc Bàng quang kinh ( B 19). Tên gọi: Đởm ( có nghĩa theo giải phẫu là mật); Du ( có nghĩa là huyệt nói khí ra vào). Huyệt này bên trong tương ứng với Đởm, là nơi đởm khí rót về. Nó biểu hiện dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn của đởm. Cho nên gọi là Đởm du (huyệt mật).

.

CÁCH DU

 17:09 03/09/2014

CÁCH DU ( Géshu). Huyệt thứ 17 thuộc Bàng quang kinh ( B 17). Tên gọi: Cách ( có nghĩa là cơ hoành, màng chắn); Du (có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt tương ứng bên trong với cơ hoành. Cơ hoành từ đó liên hệ với lưng, lại chủ bệnh của sự rối loạn chức năng cơ hoành như buồn nôn, nôn mửa, ợ, nấc cụt. Do đó mà có tên Cách du.

.

BÁT PHONG

 16:25 28/08/2014

BÁT PHONG ( Bafeng). Kỳ huyệt.Tên gọi: Bát ( có nghĩa là số tám); Phong ( có nghĩa là một trong các tác nhân gây ra bệnh). Hai chân gồm có 8 huyệt có tác dụng chống trả các chứng bệnh do phong gây ra, như đau nhức, tê mất cảm giác, khí huyết không lưu thông... nên có tên gọi là Bát phong.

HUYỆT NGOÀI KINH CHI DƯỚI

CÁC HUYỆT NGOÀI KINH: CHI DƯỚI

 18:47 12/08/2014

Huyệt ngoài kinh là những huyệt không thuộc vào 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc. Huyệt ngoài kinh thường có vị trí ở ngoài các đường kinh; nhưng cũng có một số huyệt nằm trên đường đi của các kinh mạch chính, song không phải là huyệt của kinh mạch đó. * Mỗi huyệt ngoài đường kinh thường có một số tác dụng đặc biệt riêng của nó. * Khi châm cứu các huyệt ngoài kinh, tùy vị trí từng huyệt mà chọn tư thế người bệnh cho thích hợp, để huyệt lộ ra dễ dàng cho việc châm cứu.

.

ĐỊNH NINH TÔI HỌC MẠCH - Xem mạch Khí khẩu, Nhân nghinh

 19:25 01/04/2014

Khi xem mạch Khí khẩu, Nhân nghinh để tìm bệnh, đồng thời phải xem cả mạch Thốn khẩu để xem Khí khẩu, Nhân nghinh có “tương ứng” với Thốn khẩu hay không, chứ không phải chỉ xem 2 mạch Khí khẩu, Nhân nghinh mà thôi.

Hoàng đế nội kinh

THIÊN 27 : CHU TÝ

 13:52 16/11/2013

Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : "Chứng Chu tý ở tại thân thể chúng ta, nó lên xuống di chuyển theo mạch khí, Khi nó ở trên dưới và tả hữu đều có sự tương ứng, không bao giờ có lúc có nơi không (rỗng), Ta mong được nghe sự thống này trong huyết mạch ư ? Hay là ở trong khoảng phận nhục ? Tại sao lại đến nỗi như vậy ?[1] (Có khi) sự thống di chuyển nhanh đến chưa kịp xuống kim, có khí động rồi mà thống thì lại không kịp định xem nó ở đâu để trị, mà thống đã dứt rồi, Con đường vận hành nào đã khiến như thế ? Ta mong được nghe về nguyên nhân của những vấn đề ấy"[2].

Hoàng đế nội kinh

THIÊN 12 : KINH THỦY

 13:41 16/11/2013

Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : “Kinh mạch gồm có 12 đường, bên ngoài nó hợp với 12 kinh thủy, bên trong nó thuộc vào ngũ tạng, lục phủ [1]. Ôi ! 12 kinh thủy, trong số đó có lớn nhỏ, có sâu cạn, có rộng hẹp, có xa gần, tất cả đều không đồng nhau[2]. Ngũ tạng lục phủ có những cao thấp, nhỏ lớn, thọ nhận cốc khí nhiều ít cũng không bằng nhau. vậy sự tương ứng giữa chúng với nhau như thế nào?[3] Ôi ! kinh Thủy nhờ thọ được thủy để vận hành, ngũ tạng nhờ hợp được với thần khí hồn phách để tàng giữ, lục phủ nhờ thọ được ‘cốc khí’ để vận hành, thọ được ‘khí’ để mà mở rộng ra, kinh mạch nhờ thọ được ‘huyết’ để mà ‘doanh’ ra[4]. Nay muốn hợp lại nhau để ‘trị bệnh’ phải làm sao?[5] Ta có thể nghe trình bày về sự châm sâu hay cạn, cứu bằng tráng số nhiều hay ít không?”[6].

Hoàng đế nội kinh tố vấn

THIÊN 6: ÂM DƯƠNG LY HỢP LUẬN

 12:10 09/11/2013

Hoàng Đế hỏi rằng: Tôi nghe: trời là dương, đất là Âm; nhật là dương, nguyệt là Âm. Hợp cả tháng đủ, tháng thiếu, cộng có 360 ngày, thành một năm. Con người cũng ứng theo như vậy. Nay xét về ba kinh Âm, ba kinh Dương, lại có khi không tương ứng, là vì sao? (1). Kỳ Bá thưa rằng: Về Âm dương, lúc bắt đầu, đếm có thể tới 10, suy ra có thể tới số trăm, do trăm đếm tới nghìn, do nghìn đếm tới vạn...Rồi đếm không thể đếm. Nhưng về cốt yếu, vẫn chỉ là có ‘một’ (2).

Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây