KHÚC VIÊN ( Quỳuán - Tsiou Yuann). Huyệt thứ 13 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 13). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là cong); Viên ( có nghĩa là tường thấp). Huyệt nằm ở chỗ hõm cong trên xương vai, xương vai trông giống như một bức tường thấp, do đó mà có tên là Khúc viên ( bức tường cong).
KHÚC TUYỀN ( Qù quán - Tsiou Tsiuann). Huyệt thứ 8 thuộc Can kinh ( Liv 8). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là một cái gì đó cong hay quanh co); Tuyền ( có nghĩa là suối, ở đây có nghĩa là một chỗ hõm). Khi định vị huyệt này bảo bệnh nhân ngồi gập chân lại. Huyệt nằm trong chỗ hõm, thường xuất hiện ở mặt giữa của đầu gối. Do đó có tên là Khúc tuyền.
QUI BẢN ( Plastrum Testudinis) Qui bản còn có tên Yếm rùa, Kim qui, Qui giáp, đầu tiên ghi trong sách Bản kinh với tên Qui giáp, Qui bản ( Carapax Testudinis) là cái yếm của con Rùa ( Chinemyx reevessi (Gray)) thuộc họ Rùa ( Testudinidae). Ở nước ta đâu cũng có rùa, nhiều nhất là nơi có ao hồ. Bắt rùa giết chết, lấy yếm thì gọi là Thang bản, thường dùng phần bụng ( yếm) nhưng phần lưng cũng dùng được. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVI - Bổ âm.
NHỤC QUẾ (Cortex Cinnamomi Cassiae) Nhục quế dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh " còn gọi là Ngọc Thụ, Quế đơn, Quế bì", là vỏ khô của cành to cây Quế, tên thực vật là Cinnamomum cassia Presi hoặc Cinnamomum cassia Blume (Cinnamomum obtussifolium var cassia Perrot et Eberh) thuộc họ Long não (Lauraceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm V - Hồi dương cứu nghịch.
QUẾ CHI (Quế chi tiêm) Ramulus Cinnamomi Quế chi là cành quế con phơi khô làm thuốc (hoặc vỏ của cành quế con của cây quế (Cinamomum cassia Blume) Vị cay ngọt, tính ôn qui kinh Phế, Tâm, Bàng quang. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm I - Phát tán phong hàn.
KHÚC TRÌ ( Qùchí - Tsiou Tchre). Huyệt thứ 11 thuộc Đại trường du ( LI 11). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là gập cong khuỷu tay); Trì ( có nghĩa là cái ao). Chỗ hõm nơi huyệt này được người ta ví như cái ao. Khi khuỷu tay gập cong lại nơi đó có một chỗ hõm nên gọi là Khúc trì ( ao cong).
KHÚC TRẠCH ( Qùzé - Tsiou Tsre). Huyệt thứ 3 thuộc Tâm bào kinh ( P 3). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là một cái gì đó cong, ở đây nói đến sự uốn cong của khuỷu tay); Trạch ( có nghĩa là đầm lầy, thường nó rộng và cạn hơn một cái ao) Huyệt thuộc Hợp Thủy của kinh thủ Quyết âm Tâm bào, thường được tượng trưng bởi nước. Khi định vị trí này khuỷu tay được gập cong lại. Do đó mà có tên Khúc trạch.
KHÚC TÂN ( Qùbìn - Kou Penn - Tsiou Ping). Huyệt thứ 7 thuộc Đởm kinh ( G 7). Tên gọi: Khúc ( có nghĩa là cong hay chỗ ngoặc); Tân ( có nghĩa là đường chân tóc ở thái dương. Huyệt theo đường cong quay hướng lên phía Suất cốc làm thành một đường cong. Do đó mà có tên Khúc tân.
Quất hồng bì còn gọi là hoàng bì, quất bì (dễ nhầm với quất làm cảnh). Tên khoa học: Clausena lansium (Lour.) Skeels, thuộc họ Cam quýt. Đây là loại cây thân gỗ, cao khoảng 3 đến 5 m, thường mọc hoặc được trồng từ Hà Tĩnh trở ra Bắc, tới miền Nam Trung Quốc. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XI - Trừ đàm.
Tên khoa học: Semen Citri reticulatae. Tên khác: hạt quýt. Bộ phận dùng: hạt của quả cây Quýt (Citrus reticulata Blanco.), họ Cam (Rutaceae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVI - Hành khí.