NHÂN TRẦN (Herba Artemesiae Capillaris) Nhân trần cao là lá và mầm non của cây Nhân trần có tên thực vật Artemisia capillar aris (Thnb) hoặc có tên thực vật là Artemisia scoparia Waldst et Kit, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Cây Nhân tràn thuộc họ Cú (compositae), ta còn phải nhập của Trung Quốc.Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IX - Thanh nhiệt táo thấp.
NHÂN SÂM ( Radix Ginseng) Nhân sâm ( Radix Ginseng hay Radix ginseng Sylvestris) là rễ chế phơi sấy khô của cây Nhân sâm ( Panax ginseng C.A.Mey). Có hai loại Nhân sâm: Nhân sâm trồng gọi là Viên sâm ( Panax ginseng C.A.Mey forma sativum Chao et Shih.). Nhân sâm mọc hoang gọi là Sơn sâm ( Panax Ginseng C.A.Mey forma sylvestre Chao et Shih.). Nhân sâm dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVIII - Bổ khí.
NGƯU TẤT (Radix Achyranthis Bidentatae) Ngưu tất dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là rễ phơi hay sấy khô của nhiều loài Ngưu tất thường gặp là Hoài Ngưu tất (Achyranthes Bidentata Blume), Ma Ngưu tất (Cyathula capitata (Wall) Moq) và Xuyên Ngưu tất (C.officinalis Kuan). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII - Hoạt huyết, khứ ứ.
NGƯU BÀNG TỬ ( Fructus Arctii Lappae) Ngưu bàng tử là quả chín của cây Ngưu bàng ( Arctium lappa L ) thuộc họ Cúc (Compositiae). Vị cay đắng tính hàn, qui kinh Phế Vị. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm II - Phát tán phong nhiệt.
HOÀNH CỐT ( Héng gu - Rong Kou - Roang Kou). Huyệt thứ 11 thuộc Thận kinh ( K 11). Tên gọi: Hoành ( có nghĩa là nằm ngang); Cốt ( có nghĩa là xương). Theo giải phẫu cổ, xương mu người ta gọi là Hoành cốt. Huyệt nằm ở bên xương mu. Do đó mà có tên Hoành cốt.
HOÀN KHIÊU ( Huántiào - Roann Tiao). Huyệt thứ 30 thuộc Đởm kinh ( G 30). Tên gọi: Hoàn ( có nghĩa là vòng tròn); Khiêu ( có nghĩa là nhảy). Khi một người ngồi sẳn sàng để nhảy, bàn chân dưới làm thành một vòng tròn và gót chân đụng huyệt này ở trên mông. Do đó mà có tên Hoàn khiêu.
HOÀN CỐT ( Wàngu - Oann Kou - Iuann Kou). Huyệt thứ 12 thuộc Đởm kinh ( G 12). Tên gọi: Hoàn cốt ( có nghĩa là tên theo giải phẫu ngày xưa, ngày nay gọi là xương chũm). Huyệt này nằm ở dưới xương chũm nên gọi là Hoàn cốt. Ở đây được thêm vào chữ đầu gọi là Đầu hoàn cốt đê phân biệt với Thủ Hoàn cốt ở tay.
HÒA LIÊU ( Erhéliáo - Ro Tsiao). Huyệt thứ 22 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 22). Tên gọi: Hòa ( có nghĩa là không trái với ai, chức năng bình thường); Liêu ( có nghĩa là kẽ hở, khe hở). Người xưa quan niệm, chức năng bình thường của mũi là phân biệt mùi thơm thối, của miệng là nếm ngũ vị, của tai phân biệt ngũ âm, của mắt để nhìn thấy ngũ sắc. Châm vào huyệt này có thể phục hồi chức năng của tai, mắt, mũi , miệng trở lại bình thường. Do đó mà có tên Hòa liêu. Để phân biệt Hòa liêu ở mũi, người ta gọi huyệt này là Nhĩ Hòa liêu.
NGŨ VỊ TỬ (Fructus Schisandrae Chinensis) Ngũ vị tử dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh, có tên gọi là Ngũ vị tử vì thuốc có đủ 5 vị, còn có tên là Ngũ mai tử. Ngũ vị tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây bắc Ngũ vị tử có tên thực vật là Schizandra chinensis Baill hoặc của cây Nam Ngũ vị tử có tên S.sphenưnthera Rehd. Et Will. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIII - Thu liễm, cố sáp.
Tên khác: Tam gia bì, tam diệp ngũ gia, pop tưn, poóc sinh (Tày), co nam slư (Thái). Tên đồng nghĩa: Acanthopanax aculeatus Seem; Zanthoxylum trifoliatum L. Họ: Nhân sâm (Araliaceae) Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm III - Phát tán phong thấp.