15:02 01/12/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: Viêm đại tràng mạn hay gặp nhất là do rối loạn chức năng đại tràng không có tổn thương thực thể với biểu hiện là đau và rối loạn đại tiện. Ngoài ra, còn có các thể có tổn thương thực thể như nhiễm kí sinh trùng (lị amip), lao ruột, viêm loét đại trực tràng chảy máu… - Y học cổ truyền gọi là chứng đại trường thấp nhiệt - Mục đích: Làm giảm đau cho bệnh nhân bị đau bụng do viêm đại tràng mạn.
19:33 29/11/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Liệt hai chi dưới là biểu hiện giảm hoặc mất khả năng vận động hữu ý hai chân. - Bệnh thuộc chứng nuy theo Y học cổ truyền
08:08 29/11/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Bướu cổ đơn thuần là bệnh phì đại tuyến giáp mà không có kèm theo cường hay suy giảm chức năng của tuyến. - Theo y học cổ truyền, bệnh sinh ra do tình chí uất kết hoặc do đàm thấp ngưng tụ ở tỳ, vị. - Mục đích của điều trị là làm nhỏ dần bướu, làm chậm quá trình phát triển của bướu.
07:21 29/11/2013
1. ĐẠI CƯƠNG: - Hen phế quản là một bệnh mà niêm mạc phế quản tăng nhạy cảm với những chất kích thích khác nhau, biểu hiện bằng tắc nghẽn phế quản ngày càng tăng sinh ra khó thở mà người ta gọi là cơn hen. - Theo y học cổ truyền: Hen phế quản là phạm vi của chứng hão suyễn, đàm ẩm là một bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng. - Mục đích của điều trị để cắt cơn hen phế quản khi có cơn và phòng ngừa cơn hen phế quản.
18:11 26/11/2013
VẤN CHẨN Là cách hỏi bệnh (vấn chẩn) để làm bệnh án theo YHCT. Lần lượt tiến hành theo các bước sau:
17:55 26/11/2013
Thầy thuốc dùng mắt để quan sát thần, sắc, hình thái, mắt mũi, môi, lưỡi, rêu lưỡi của người bệnh để biết tình hình bệnh tật bên trong của cơ thể phản ánh ra bên ngoài.
15:12 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá : " Ta đã nghe thầy giảng về phép châm cửu châm, và ta đã áp dụng để chữa bệnh cho trăm ho, nhưng huyết khí của trăm họ không giống nhau về thịnh suy, cũng không giống nhau về thể chất : Có những người mà thán khí dễ bị kích động, vừa mới châm vào thì khí của người bệnh đã có phản ứng, có những người mà vừa châm vào thì khí phản ứng xảy ra đồng thời, có những người mà khi rút kim ra xong rồi thì khí mới phản ứng 1 mình, có những người phải châm nhiều lần thì người bệnh mới biết phản ứng, có khi vừa phát châm thì khí phản ứng bằng cách nghịch lại, có người châm được nhiều lần thì bệnh càng nguy kịch thêm[1]. Tất cả 6 tình huống trên được biểu hiện với những phản ứng khác nhau, Ta mong được nghe về nguyên nhân nào đã gây ra những tình huống khác nhau ấy”[2].
15:01 16/11/2013
Lôi Công hỏi Hoàng Đế : “Ngũ sắc riêng hiện rõ trên Minh đường ư ? Tiểu tử này chưa hiểu ý nói gì”[1]. Hoàng Đế đáp : "Minh đường là vùng trên mũi. Khuyết là vùng giữa đôi mày, đình là nhan (trán và 2 bên), phồn là vùng 2 bên má, tế là vùng cửa vào lỗ tai[2]. Trong khoảng những vùng đó, nếu được biểu hiện nổi bật và rõ ràng, đứng cách nhau chừng 10 bộ, ta cũng thấy được nó hiện ra ngoài, người như thế là thọ (sống lâu), ắt đạt đến trăm tuổi”[3].
14:58 16/11/2013
Hoàng Đế hỏi : “Ta đã nghe nói về 9 thiên của Cửu châm, ta đã tự nắm được những pháp độ của nó, ta cũng đã nắm rất đầy đủ về ý nghĩa của nó, Ôi ! Cửu châm bắt đầu ở nhất mà chấm dứt ở cửu[1]. Tuy nhiên, ta vẫn chưa hiểu được cái đạo quan yếu của nó. Ôi ! Chín loại kim này, nếu nhỏ thì nó nhỏ cho đến nỗi không gì có thể nhỏ hơn bên trong nó, nếu to thì nó to cho đến nỗi không gì có thể to hơn bên ngoài nó, nếu sâu thì nó sâu cho đến nỗi không gì có thể sâu hơn bên dưới nó, nếu cao thì nó cao cho đến nỗi không gì có thể cao hơn trên đỉnh nó, nó biểu hiện được trạng thái hoảng hốt vô cùng, nó hiện diện tràn ngập đến nơi không bờ bến[2]. Ta biết rằng nó hợp với sự biến hóa của Thiên Đạo, của nhân sự, của tứ thời, tuy nhiên, ta muốn gom nó lại, cột nó lại như những sợi lông mao để rồi nó sẽ thành 1 thể nhất được không ?”[3].