18:20 31/08/2015
KHỔNG TỐI ( Kongzùi - Krong Tsoe). Huyệt thứ 6 thuộc Phế kinh ( L 6). Tên gọi: Khổng ( có nghĩa là lỗ trống không hoặc lối đi); Tối ( có nghĩa là tụ lại hoặc tốt nhất, một cái gì đó quan trọng nhất). Vào thời xưa, người ta tin rằng huyệt này có tác dụng tốt nhất trong việc chữa bệnh sốt không có mồ hôi. Tuy nhiên huyệt này cũng là nơi khí huyết của kinh Phế tụ tập, châm vào huyệt này có tác dụng tuyên thông Phế khí rất hay, nó có thể giúp phế xua tan tà khí và kiểm soát được việc đóng và mở các lỗ chân lông. Do đó mới có tên là Khổng tối ( đường lối quan trọng nơi tụ tập).
21:42 12/10/2014
HẬU KHÊ ( Hoù xí - Reou Tsri). Huyệt thứ 3 thuộc Tiểu trường kinh ( SI 3). Tên gọi: Hậu ( có nghĩa là sau, phía sau); Khê ( có nghĩa là khe, suối). Huyệt nằm ngay đằng sau đầu nhỏ của xương bàn tay thứ 5, trên cuối nếp gấp ngang của lòng bàn tay, nó cao hơn Tiền cốc. Ngoài ra, vị trí của huyệt này là nơi cơ bắt đầu trở nên nhiều hơn, dồi dào hơn, giồng như nước tích lũy để tạo thành một dòng suối, do đó mà có tên là Hậu khê ( suối sau).
16:29 16/09/2014
DƯƠNG TRÌ ( Yángchí). Huyệt thứ 4 thuộc Tam tiêu kinh 9 (TE 4). Tên gọi: Dương ( có nghĩa trái với âm , mặt ngoài của cổ tay được xem như là dương so với âm là trong lòng bàn tay); Trì ( có nghĩa là cái ao, ở đây có nghĩa là lỗ hõm). Huyệt nằm trong chỗ hõm , ở mặt dương của cổ tay. Do đó mà có tên Dương trì
17:57 28/08/2014
BÁT TÀ ( Bàxiè) . Kỳ huyệt. Tên gọi: Bát ( có nghĩa là số tám); Tà ( tác nhân gây ra bệnh tật). Tất cả gồm 8 huyệt ở cả hai tay, có tác dụng tăng cường chính khí chống đở với tà khí, nên gọi là Bát tà.
16:55 04/08/2014
Huyệt ngoài kinh là những huyệt không thuộc vào 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc. Huyệt ngoài kinh thường có vị trí ở ngoài các đường kinh; nhưng cũng có một số huyệt nằm trên đường đi của các kinh mạch chính, song không phải là huyệt của kinh mạch đó. * Mỗi huyệt ngoài đường kinh thường có một số tác dụng đặc biệt riêng của nó. * Khi châm cứu các huyệt ngoài kinh, tùy vị trí từng huyệt mà chọn tư thế người bệnh cho thích hợp, để huyệt lộ ra dễ dàng cho việc châm cứu.
19:59 20/12/2013
30. Động tác ĐỂ TAY GIỮA LƯNG NGHIÊNG MÌNH 31. Động tác BẮT CHÉO TAY SAU LƯNG 32. Động tác CHỐNG TAY PHÍA SAU ƯỠN NGỰC 33. Động tác ĐẦU SÁT GIƯỜNG LĂN QUA LĂN LẠI 34. Động tác CHỒM RA PHÍA TRƯỚC ƯỠN LƯNG 35. Động tác NGỒI ẾCH 36. Động tác XOA VAI TỚI NGỰC 37. Động tác XOA TAM TIÊU 38. Động tác XOA VÙNG DƯỚI XƯƠNG BẢ TỚI NGỰC 39. Động tác XOA CHI TRÊN 40. Động tác XOA CHI DƯỚI
19:31 20/12/2013
6. Động tác TAM GIÁC 7. Động tác CÁI CÀY 8. Động tác TRỒNG CHUỐI 9. Động tác VẶN CỘT SỐNG 10. Động tác CHIẾC TÀU 11. Động tác RẮN HỔ MANG