11:41 04/09/2014
CẤP MẠCH ( Jímài). Huyệt thứ 12 thuộc Can kinh ( Liv 12). Tên gọi: Cấp ( có nghĩa là nhanh); Mạch ( có nghĩa là đường thông thương khí huyết). Huyệt nằm cách bên giữa của biên giới dưới xương mu 2,5 thốn, nơi rãnh bẹn. Mạch của động mạch đùi ngang qua huyệt này và có thể sờ được mạch đập. Do đó có tên là Cấp mạch.
21:39 03/09/2014
CÁCH QUAN ( Gèguàn) . Huyệt thứ 46 thuộc Bàng quang kinh ( B46). Tên gọi: Cách ( ở đây nói tới cơ hoành); Quan ( có nghĩa là cái chốt gài ngang cửa). Huyệt này ở ngang bên huyệt Cách du là huyệt tương ứng với cơ hoành, đồng thời nó có dấu hiệu chủ yếu trong các bệnh như nấc cụt, nôn mửa, ợ hơi hoặc những rối loạn kết hợp với cơ hoành khác, nên có tên là Cách quan
11:21 03/09/2014
CAN DU (Gànshù). Huyệt thứ 18 thuộc Bàng quang kinh ( B 18). Tên gọi: Can ( hiểu theo nghĩa giải phẫu là Can); Du ( có nghĩa là huyệt nơi ra vào của khí. Huyệt bên trong tương ứng với gan, là huyệt can khí di chuyển rót về, có tác dụng chữa bệnh của Can, nên gọi là Can du.
18:54 30/08/2014
BỘ LANG ( Bùláng). Huyệt thứ 22 thuộc Thận kinh ( K 22). Tên gọi: Bộ ( có nghĩa là đi bộ); Lang ( có nghĩa là mái hiên hay hành lang). Kinh huyệt đi dọc hai bên ngực song song với nhau và bắt đầu từ huyệt này, ví như ức là sảnh đường, hai bên là hành lang, cho nên gọi là Bộ lang.
19:25 29/08/2014
BỈNH PHONG ( Bìngfeng). Huyệt thứ 12 thuộc Tiểu trường kinh (SI 12). Tên gọi: Bỉnh ( có nghĩa là tiếp nhận hay chấp nhận cái gì đó); Phong ( có nghĩa là gió, ở đây nói đến tác nhân bên ngoài gây ra bệnh. Vùng kế cận có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi gió gây ra bệnh, cũng như vùng huyệt có giá trị trong việc chữa trị những tình trạng có liên quan tới phong nên gọi là Bỉnh phong ( nhận gió).
17:56 29/08/2014
BĨ CĂN ( Pigèn). Kỳ huyệt. Tên gọi: Bĩ ( có nghĩa là bế tắc, sưng rắn hình như trong bụng có cục); Căn ( có nghĩa là rễ cây, bò dưới một vật gì gọi là căn, hủy diệt hoàn toàn. Huyệt có tác dụng làm dứt nọc sự bế tắc của khí, sinh ra cục hòn trong bụng, gọi là Bĩ căn.
16:01 29/08/2014
BẤT DUNG ( Bùróng). Huyệt thứ 19 thuộc Vị kinh ( S 19). Tên gọi: Bất ( có nghĩa là không); Dung ( có nghĩa là chứa, tiếp nạp). Dạ dày như một cái túi chứa đựng thức ăn, thức uống, nó có thể chứa được một giới hạn chừng mực nào đó. Khi thức ăn thức uống trong dạ dày đã đạt tới mức huyệt này, nó sẽ không còn tiếp nhận thêm bất cứ thứ gì nữa. Huyệt chuyên trị đầy bụng, nôn mửa, không tiếp nạp được thức ăn nên gọi là Bất dung ( không chứa được nữa).
11:34 29/08/2014
BẢN THẦN ( Bénshén), còn gọi là Bổn thần. Huyệt thứ 13 thuộc Đởm kinh ( G 13). Huyệt hội của Túc Thiếu dương kinh và Dương duy mạch. Tên gọi: Bản ( có nghĩa là nguồn gốc, căn nguyên; Thần ( có nghĩa là tinh thần hay tâm trí). Não được xem là nguồn gốc của con người và là nhà của tinh thần. Huyệt ở trên trán 3 thốn bên Thần đình. Do đó mà có tên là Bản thần.
18:39 27/08/2014
BÀNG QUANG DU ( Pángguàngshù). Huyệt thứ 28 thuộc Bàng quang kinh ( B 28). Tên gọi: Bàng quang ( có nghĩa là Bọng đái) ; Du ( nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt nằm tương ứng với Bàng quang, là chỗ khí của bàng quang di chuyển và rót về. Chủ trị bệnh của Bàng quang, nên gọi là bàng quang du.
18:18 27/08/2014
BẠCH HOÀN DU ( Báihuánshù), Huyệt thứ 30 thuộc Bàng quang kinh ( B 30). Tên gọi: Bạch ( có nghĩa là trắng); Hoàn ( có nghĩa là vòng tròn bằng ngọc); Du ( có nghĩa là nơi ra vào của khí, có nghĩa là huyệt). "Bạch hoàn cốt" theo giải phẫu cổ đại là xương cùng cụt, nơi các nhà đạo sĩ xem chỗ đó quý như ngọc. Huyệt nằm ở vùng gần đó gọi là Bạch hoàn du.