17:52 20/12/2015
TRẠCH TẢ (Rhizoma Alismatis Plantago-aquaticae) Trạch tả còn có tên là Mã đề nước là thân củ chế biến phơi hay sấy khô của cây Trạch tả (Alisma Plantago-aquatica L var orientalis Samuels), dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIX - Thẩm thấp lợi thủy.
18:26 18/12/2015
TRẮC BÁ DIỆP ( Cacumen Biotae Orientalis) Trắc bá diệp là lá cành phơi hay sấy khô của cây Trắc bá diệp Biota Orientalis (L.) Endi, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Danh y biệt lục". Cây Trắc bá diệp còn cho vị thuốc Bá tử nhân. Cây này được trồng khắp nơi ở nước ta để làm cây cảnh và làm thuốc. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVIII - Chỉ huyết.
18:16 18/12/2015
TOÀN YẾT (Buthus Martensi) Toàn yết là con Bọ cạp còn gọi là Toàn trung, Yết vĩ, Yết tử có tên khoa học Buthus martensi Karsh, dùng toàn con sấy hoặc phơi khô làm thuốc, được ghi đầu tiên trong sách Nhật hoa tử bản thảo. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XII - Chỉ khái bình suyễn.
16:44 15/12/2015
TÔ TỬ (Fructus Perillae Frutescentis) Tô tử dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh Y biệt lục là hạt của cây Tía tô, tên thực vật học là Perilla Frutescens (L) Britt var acuta (Thunb) Kudo thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hoặc Labiatae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XII - Chỉ khái bình suyễn.
16:03 15/12/2015
TÔ MỘC ( Lignum Sappan) Tô mộc còn có tên là Gỗ vang, Tô phương mộc là gỗ phơi khô của cây Gỗ vang Caesalpinia sappan L. thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae) dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII - Hoạt huyết khứ ứ.
16:35 13/12/2015
TIỂU HỔI (Fructus Foeniculi vulgris) Tiểu hồi còn gọi là Tiểu hồi hương dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Dược tính bản thảo là quả chín phơi hay sấy khô của cây Hồi hương có tên thực vật là Foeniculum vulgare Mill. Cây được trồng nhiều ở vùng Sơn Tây, Cam Túc, Liêu Ninh, Nội Mông Trung Quốc. Nước ta chưa có, còn phải nhập hoặc dùng Đại hồi thay thế. Còn có tên là Cốc Hồi hương. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm IV - Trừ hàn.
11:07 11/12/2015
TIỀN HỔ (Radix Peucedani) Tiền hồ còn có tên là Nham phong, Tín tiền hồ, Qui nam, Tử hoa tiền hồ, Thổ đương qui, Sạ hương thái dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục, là rễ phơi hay sấy khô của cây Tiền hồ có tên thực vật là Peucedanum praeruptorum Dunn là loại Tiền hồ bông trắng hoặc Tiền hồ bông tím P- decursivum Maxim thuộc loại Hoa tán (Umbelliferae). Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XII - Chỉ khái bình suyễn.
18:52 09/12/2015
THƯƠNG LỤC ( Radix Phytolaccae) Thương lục còn có tên là Bạch mẫu kê. Sơn la bạc, Dã la bạc, Trường bất lão, Kim thất nương là rễ của cây Thương lục có nhiều loại. Tên thực vật là Phytolacca acinasa Roxb, P.esculenta Van Hout thuộc họ Thương lục ( Phytolaccaceae). Dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XX - Trục thủy.
18:36 09/12/2015
THÔNG THẢO (Medulla Tetrapanacis) Thông thảo là lõi phơi hay sấy khô của thân cây Thông thảo Tetrapanax papyriferus (Hook) K.Koch, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo thập di thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Ở nước ta đã phát hiện cây Thông thảo mọc hoang ở một số vùng ẩm tại Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XIX - Thẩm thấp lợi thủy.
18:36 07/12/2015
THỎ TY TỬ (Semen cuscutae) Thỏ ty tử là hạt cây Tơ hồng (Cuscuta chinensis Lam.) hoặc cây Đại thỏ ty tử (C.japonica choisy) thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Hạt chín được phơi hay sấy khô dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVII - Bổ dương.