15:48 19/12/2015
PHONG TRÌ ( Fèngchi - Fong Tchre). Huyệt thứ 20 thuộc Đởm kinh ( G 20). Tên gọi: Phong ( có nghĩa là gió, tác nhân gây bệnh); Trì ( có nghĩa là cái ao, ở đây nói đến một chỗ hõm). Huyệt được hợp lại bởi kinh Túc Thái dương và mạch Dương duy. Nó được xem như nơi tụ gió, tác nhân gây ra bệnh, biểu hiện những dấu hiệu của vấn đề về phong, như sự xâm nhập của phong hàn, trúng gió, trúng phong liệt nửa người. Do đó mà có tên Phong trì.
15:36 19/12/2015
PHONG THỊ ( Fèngshi - Fong Che). Huyệt thứ 31 thuộc Đởm kinh ( G 31). Tên gọi: Phong ( có nghĩa là gió, tác nhân gây bệnh); Thị ( có nghĩa là chợ, nơi mà các thứ đồ vật tập hợp lại). Huyệt có biểu hiện chủ yếu là tê bại yếu, mất cảm giác do phong, bại liệt nửa người, đau chân... Huyệt này được xem như huyệt quan trọng nhất để khử phong ở hạ chi. Do đó mà có tên Phong thị
18:22 17/12/2015
PHONG PHỦ ( Fèng fu - Fong Fou). Huyệt thứ 16 thuộc Đốc mạch (GV 16). Tên gọi: Phong ( có nghĩa ở đây nói đến gió, là một yếu tố gây ra bệnh tật); Phủ ( có nghĩa là tòa lâu đài). Phong là tác nhân gây dương bệnh, tính đặc tính của nó là hay đi lên, đó cũng là yếu tố chính liên quan đến các bệnh ở đầu và cổ gáy. Huyệt nằm ở bên trong đường chân tóc sau gáy, ở chỗ hõm giữa cơ thang mỗi bên. Nó là nơi hội tụ của Túc Thái dương, Dương duy và Đốc mạch. Huyệt có thể dùng để chữa bất cứ sự rối loạn nào do phong gây ra, Cho nên gọi là Phong phủ.
17:50 17/12/2015
PHONG MÔN ( Fèngmén - Fong Menn). Tên gọi: Phong ( có nghĩa là gió, tác nhân gây bệnh); Môn ( có nghĩa là cửa hay cổng, nơi để để đi ra, đi vào). Huyệt từ kinh Túc Thái dương nó chi phối các triệu chứng về biểu của toàn cơ thể. Huyệt cũng là nơi qua đó - Phong : tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể nên gọi là Phong môn ( cửa gió).
17:26 17/12/2015
PHONG LONG ( Fènglóng - Fong Long). Huyệt thứ 40 thuộc Vị kinh ( S 40). Tên gọi: Phong ( có nghĩa là lớn, thịnh vượng, giàu có); Long ( có nghĩa là đầy ùn, đầy đặn, lại lớn lao, ụ lớn). Kinh Túc Dương minh vị là kinh khí nhiều và huyết nhiều, phong phú nhất. Hơn thế nữa, huyệt ở nơi có nhiều cơ quanh đó nổi lên khi vểnh bàn chân qua lại. Cho nên gọi là Phong long ( giàu và thịnh vượng).
11:51 14/12/2015
PHI DƯƠNG ( Fèi Yáng ) . Huyệt thứ 58 thuộc Bàng quang kinh ( B 58). Tên gọi: Phi ( có nghĩa là bay lên); Dương ( có nghĩa là bay lên, bốc lên). Huyệt là " lạc huyệt " của kinh Túc Thái dương. Khí của Bàng quang có thể đi ngang qua nhanh chóng từ lạc huyệt này đến kinh Thận. Đối với các chi dưới bị yếu, sau khi châm huyệt này bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhàng, bay bổng so với lúc bị bệnh. Do đó mà có tên Phi dương.
11:18 14/12/2015
PHẾ DU ( Fèishù - Fei Chou). Huyệt thứ 13 thuộc Bàng quang kinh ( B 13). Tên gọi: Phế ( có nghĩa là Phổi); Du ( có nghĩa là nơi ra vào của khí, huyết). Huyệt sát với phổi, cũng là nơi mà qua đó khí của Phế ngấm vào bề mặt của cơ thể. Chủ yếu có dấu hiệu ở những rối loạn của Phế khí do sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh ngoại sinh. Vì thế mà có tên Phế du ( huyệt phổi).
11:05 14/12/2015
PHÁCH HỘ (Pòhù - Pro Rou - Pac Fou ). Huyệt thứ 42 thuộc Bàng quang kinh ( B 42). Tên gọi: Phách ( có nghĩa là vía, hễ vật gì tinh khí hết kiệt, chỉ còn hình chất lại đều gọi là phách. Tinh thần tiêu diệt còn lại hình chất gọi là phách); Hộ ( có nghĩa là cửa ngõ. Cửa một cánh gọi là Hộ ( cửa hai cánh gọi là Môn), ở đây có nghĩa là ẩn trú). Huyệt ở ngang với Phế du. "Phế tàng Phách". Nó biểu hiện dấu hiệu bệnh tật thuộc Phế khí , có tác dụng làm ngưng ho, giảm hen suyễn, do đó mà có tên Phách hộ.
12:03 12/12/2015
Ố Ế ( Wùyi - Ou I). Huyệt thứ 15 thuộc Vị kinh ( S 15). Tên gọi: Ốc ( có nghĩa là nhà); Ế ( có nghĩa là quạt được làm bằng lông gà). Huyệt nằm trên vùng giữa phổ nơi mà khí đến vùng sâu hơn khi đi qua Khí hộ, Khí phòng và được so sánh với nơi nhà ở ( cư trú) của khí. Huyệt lại nằm mỗi bên ngực, nó được so sánh như một cái quạt mà các nan quạt là các xương sườn. Cho nên gọi là Ố ế ( quạt nhà).
11:48 12/12/2015
ÔN LƯU ( Wèn lìu - Oenn Leou). Huyệt thứ 7 thuộc Đại trường kinh ( LI 7). Tên gọi: Ôn ( có nghĩa là ấm, chỉ Dương); Lưu ( có nghĩa là lưu thông, chảy vào). Huyệt có tác dụng làm ấm kinh, lưu thông làm xua tan hàn khí, nên có tên Ôn lưu ( làm ấm kinh)