18:13 07/09/2014
CHIẾU HẢI ( Zhàohai). Huyệt thứ 6 thuộc Thận kinh. Tên gọi Chiếu ( có nghĩa là ánh nắng mặt trời hay sự sáng rực rỡ); Hải ( có nghĩa là biển, ở đây nói đến một lỗ hõm lớn). Nếu một người ngồi xếp hai bàn chân, khoanh lại với nhau cùng trên một mặt phẳng, một chỗ hõm xuất hiện ở dưới mắt cá chân trong. Đồng thời huyệt này cũng có tác dụng trong việc chữa trị về sự rối loạn của mắt. Do đó có tên là Chiếu hải
19:39 04/09/2014
CHÍ DƯƠNG ( Zhìyáng). Huyệt thứ 9 thuộc Đốc mạch ( GV 9). Tên gọi: Chí ( có nghĩa là đến hay đạt đến); Dương ( có nghĩa là nói đến lưng, lưng là mặt dương của cơ thể). Lưng trên là phần dương của mặt dương ở lưng. Kinh đến phần dương của mặt dương ở huyệt này. Do đó có tên là Chí dương.
19:30 04/09/2014
CHÍ ÂM ( Zhỉyìn) . Huyệt thứ 67 thuộc Bàng quang kinh ( B 67). Tên gọi: Chí ( có nghĩa là cao nhất, cuối cùng, tột đỉnh); Âm ( có nghĩa là ở dưới, nối tiếp với kinh âm). Dòng chảy của Túc Thái dương Bàng quang chấm dứt ở huyệt này, sau đó nó vào Túc Thái âm Thận, huyệt này có ý nghĩa là dương tận mà âm bắt đầu nên gọi là Chí âm.
11:41 04/09/2014
CẤP MẠCH ( Jímài). Huyệt thứ 12 thuộc Can kinh ( Liv 12). Tên gọi: Cấp ( có nghĩa là nhanh); Mạch ( có nghĩa là đường thông thương khí huyết). Huyệt nằm cách bên giữa của biên giới dưới xương mu 2,5 thốn, nơi rãnh bẹn. Mạch của động mạch đùi ngang qua huyệt này và có thể sờ được mạch đập. Do đó có tên là Cấp mạch.
22:12 03/09/2014
CÂN SÚC ( Jinsuò ). Huyệt thứ 8 thuộc Đốc mạch ( GV 8). Tên gọi: Cân ( có nghĩa là gân); Súc ( có nghĩa là co hay teo lại). Huyệt ở ngang mức Can du, liên hệ với Can, Can thuộc Mộc có liên hệ với Cân. Ngoài ra huyệt này có thể giải quyết được sự teo ( gân, cơ) và những chứng co giật. Do đó có tên là Cân súc.
21:39 03/09/2014
CÁCH QUAN ( Gèguàn) . Huyệt thứ 46 thuộc Bàng quang kinh ( B46). Tên gọi: Cách ( ở đây nói tới cơ hoành); Quan ( có nghĩa là cái chốt gài ngang cửa). Huyệt này ở ngang bên huyệt Cách du là huyệt tương ứng với cơ hoành, đồng thời nó có dấu hiệu chủ yếu trong các bệnh như nấc cụt, nôn mửa, ợ hơi hoặc những rối loạn kết hợp với cơ hoành khác, nên có tên là Cách quan
11:21 03/09/2014
CAN DU (Gànshù). Huyệt thứ 18 thuộc Bàng quang kinh ( B 18). Tên gọi: Can ( hiểu theo nghĩa giải phẫu là Can); Du ( có nghĩa là huyệt nơi ra vào của khí. Huyệt bên trong tương ứng với gan, là huyệt can khí di chuyển rót về, có tác dụng chữa bệnh của Can, nên gọi là Can du.
17:24 02/09/2014
HUYỀN HỔ (Phizoma Corydalis) Huyền hồ dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo thập di là thân rễ đã chế biến khô của cây Huyền hồ sách cũng gọi là Diên hồ sách, Huyền hồ, Nguyên hồ ( Corydalis bulbosa DC) họ Cải cần ( Fumariaceae). Cũng có loại Diên hồ sách có tên La tinh là Corydals turschaninovii Bess f.yanhusuo Y.H.Chou et C.C. Hsu. Cây Diên hồ sách mọc nhiều ở tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Thường được bào chế với giấm để tăng tác dụng giảm đau. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII - Hoạt huyết khứ ứ.
18:56 30/08/2014
BỘC THAM ( Púcàn Púshèn). Huyệt thứ 61 thuộc Bàng quang kinh (B 61). Tên gọi: Bộc ( có nghĩa là đầy tớ); Tham ( có nghĩa là vào hầu). Ngày xưa khi người đầy tớ hầu việc gặp người chủ của mình buộc phải chào cung kính bằng cách quỳ sát hai chân xuống. Ở vị trí này, huyệt nằm ngay dưới mấu chuyển lớn và bị mấu chuyển lớn ấn ngay vào gót chân, nơi đó gọi là Bộc tham.
18:54 30/08/2014
BỘ LANG ( Bùláng). Huyệt thứ 22 thuộc Thận kinh ( K 22). Tên gọi: Bộ ( có nghĩa là đi bộ); Lang ( có nghĩa là mái hiên hay hành lang). Kinh huyệt đi dọc hai bên ngực song song với nhau và bắt đầu từ huyệt này, ví như ức là sảnh đường, hai bên là hành lang, cho nên gọi là Bộ lang.