11:19 06/03/2016
TÂM DU ( Xinshù - Sinn Chou). Huyệt thứ 15 thuộc Bàng quang kinh ( B 15). Tên gọi: Tâm ( có nghĩa là hiểu theo giải phẫu là tim); Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt sát với tim và qua nơi đó tâm khí rót vào cơ thể. Nó có dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn tim, do đó mà có tên Tâm du.
19:07 29/02/2016
TAM TIÊU DU ( SàngJiasohù - Sann Tsiao Chou). Huyệt thứ 22 thuộc Bàng quang kinh ( B22). Tên gọi: Tam tiêu ( có nghĩa là 1 trong 6 phủ. Chia ra Thượng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu); Du ( có nghĩa là lỗ trống không khí ra vào). Huyệt ở dưới Tỳ du, Vị du và nằm trên huyệt Thận du. Huyệt được xem như là nơi khí Tam tiêu di chuyển rót về, có ý nghĩa chủ trị về tam tiêu cũng như những biểu hiện chủ yếu về rối loạn của Tam tiêu.
18:37 15/02/2016
QUYẾT ÂM DU ( Juéyínshù - Tsiue Inn Chou). Huyệt thứ 14 thuộc Bàng quang kinh ( B 14). Tên gọi: Quyết (có nghĩa là khí nghịch lên tay chân giá lạnh); Âm ( có nghĩa là trái với Dương); Du ( có nghĩa là nơi vào vào của khí). Quyết âm nói đến Tâm bào lạc. Thầy thuốc xưa cho rằng Tâm bào lạc và Phế có liên quan chặt chẻ với nhau. Huyệt nằm ở giữa Phế du và Tâm du là nơi mạch khí của Thủ Quyết âm Tâm bào rót vào và di chuyển. Huyệt chủ trị chứng rối loạn của Tâm bào lạc, chứng tâm khí bất cố, tay chân quyết nghịch nên được gọi là Quyết âm du.
18:17 28/12/2015
QUAN NGUYÊN DU ( Guànyuánshù - Koann Iuann Chou). Huyệt thứ 26 thuộc Bàng quang kinh ( B 26). Tên gọi: Quan ( có nghĩa là cái chốt gài cửa); Nguyên ( có nghĩa là bắt đầu của khí); Du ( có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào). Huyệt đối xứng với huyệt Quan nguyên của Nhâm mạch ở trước bụng, nó có quan hệ mật thiết với nguyên khí của cơ thể con người, cũng là du huyệt liên lạc với nguyên khí, cho nên gọi là Quan nguyên du.
18:26 23/12/2015
PHỤ PHÂN ( Fùfèn - Fou Fenn). Huyệt thứ 41 thuộc Bàng quang kinh ( B 41). Tên gọi: Phụ ( có nghĩa là ở bên, được gắn thêm vào); Phân ( có nghĩa là một nhánh, chia ra). Huyệt này là huyệt đầu tiên trên đường thứ hai của lưng, ở bên và song song với đường thứ nhất của kinh Bàng quang. Do đó mà có tên gọi là Phụ phân ( nhánh được gắn thêm vào).
17:50 17/12/2015
PHONG MÔN ( Fèngmén - Fong Menn). Tên gọi: Phong ( có nghĩa là gió, tác nhân gây bệnh); Môn ( có nghĩa là cửa hay cổng, nơi để để đi ra, đi vào). Huyệt từ kinh Túc Thái dương nó chi phối các triệu chứng về biểu của toàn cơ thể. Huyệt cũng là nơi qua đó - Phong : tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể nên gọi là Phong môn ( cửa gió).
11:18 14/12/2015
PHẾ DU ( Fèishù - Fei Chou). Huyệt thứ 13 thuộc Bàng quang kinh ( B 13). Tên gọi: Phế ( có nghĩa là Phổi); Du ( có nghĩa là nơi ra vào của khí, huyết). Huyệt sát với phổi, cũng là nơi mà qua đó khí của Phế ngấm vào bề mặt của cơ thể. Chủ yếu có dấu hiệu ở những rối loạn của Phế khí do sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh ngoại sinh. Vì thế mà có tên Phế du ( huyệt phổi).
11:05 14/12/2015
PHÁCH HỘ (Pòhù - Pro Rou - Pac Fou ). Huyệt thứ 42 thuộc Bàng quang kinh ( B 42). Tên gọi: Phách ( có nghĩa là vía, hễ vật gì tinh khí hết kiệt, chỉ còn hình chất lại đều gọi là phách. Tinh thần tiêu diệt còn lại hình chất gọi là phách); Hộ ( có nghĩa là cửa ngõ. Cửa một cánh gọi là Hộ ( cửa hai cánh gọi là Môn), ở đây có nghĩa là ẩn trú). Huyệt ở ngang với Phế du. "Phế tàng Phách". Nó biểu hiện dấu hiệu bệnh tật thuộc Phế khí , có tác dụng làm ngưng ho, giảm hen suyễn, do đó mà có tên Phách hộ.
18:12 02/11/2015
MỆNH MÔN ( Mingmén - Ming Menn). Huyệt thứ 4 thuộc Đốc mạch ( GV 4). Tên gọi: Mệnh ( có nghĩa là những sự cùng, thông, được, hỏng, hình như có cái gì chủ trương, sức người không làm được gọi là mệnh. Cần cho sự sống và cuộc sống); Môn ( có nghĩa là cái cổng). Huyệt quan trọng mang hàm ý cửa ngỏ của đời sống. Huyệt Mệnh môn nằm giữa hai huyệt Thận du là một huyệt quan trọng trong việc chữa trị những rối loạn liên quan tới Thận dương là nền móng cơ bản của sự sống.