Phúc Tâm Đường
.

HỘI TÔNG

  •   17/08/2015 04:58:16 PM
  •   Đã xem: 3643

HỘI TÔNG ( Huìzòng - Roé Tsong). Huyệt thứ 7 thuộc Tam tiêu kinh ( TE 7). Tên gọi: Hội ( có nghĩa là gặp nhau hay nối với nhau); Tông ( có nghĩa là dòng phái, hội tụ lại, đổ về). Khí của Tam tiêu chảy từ Chi cấu cùng đỏ về hội tụ lại ở huyệt này trước khi chảy đến huyệt kế tiếp là Tam dương lạc. Do đó mà có tên là Hội tông.

.

HỘI DƯƠNG

  •   17/08/2015 04:47:03 PM
  •   Đã xem: 4062

HỘI DƯƠNG ( Huìyáng - Roé Yang). Huyệt thứ 35 thuộc Bàng quang kinh ( B 35). Tên gọi: Hội ( có nghĩa là gặp nhau); Dương ( có nghĩa là trái với âm. Ở đây nói đến Đốc mạch và Túc Thái dương Bàng quang kinh. Huyệt ở cách 0,5 thốn ở phía bên đầu xương cụt. Đó là huyệt hợp lại của Bàng quang kinh và Đốc mạch, huyệt này đối diện với Hội âm ( nơi gặp nhau của âm). Do đó mà có tên là Hội dương..

.

NHỤC THUNG DUNG

  •   16/08/2015 06:53:22 PM
  •   Đã xem: 1795

NHỤC THUNG DUNG ( Herba Cistanches) Nhục thung dung là toàn thân cây mang lá hình vảy (Caulis Cistanchis). Hiện trên thị trường có dùng nhiều loại: Cây Thung dung ( Cistanche deserticola Y.G.Ma) thuộc họ Nhục thung dung ( Orobranhaceae). Cây Mễ nhục thung dung (Cistanche ambigua G.Beck. (Bge)), thuộc họ Nhục thung dung. Cây Nhục thung dung ( Cistanche salsa (C.A. Mey.) G Beck), hiện Trung quốc thường dùng loại này. Vị thuốc này được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. .Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXVII - Bổ dương.

.

NHỤC ĐẬU KHẤU

  •   16/08/2015 06:43:03 PM
  •   Đã xem: 2261

NHỤC ĐẬU KHẤU ( Semen Myristicae Fragranticis) Nhục đậu khấu còn có tên là Nhục quả, Ngọc quả dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Dược tính bản thảo, là nhân phơi khô hay quả chín sấy khô của Nhục đậu khấu ( Myristica fragrans Houtt.) thuộc họ Nhục đậu khấu ( Myristicaeae). Cây Nhục đậu khấu được trồng ở miền Nam nước ta, Campuchia, Trung Quốc ( Quảng Đông), Indonesia, Malasia, Tây Ấn độ v..v..Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIII - Thu liễm cố sáp.

.

NHŨ HƯƠNG

  •   16/08/2015 06:35:25 PM
  •   Đã xem: 2722

NHŨ HƯƠNG ( Gummi Olibanum) Nhũ hương dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách "Danh y biệt lục" . Tên La tinh là Mastic hay Olibanum là chất nhựa dầu lấy ở cây Nhũ hương ( Boswellia Carteni Birdw cũng có tên La tinh là Pistica lenticus L) thuộc họ Đào lộn hột ( Anacardiaceae), sản xuất từ một số nước ven bờ Địa trung hải. Còn có tên là Hắc lục hương, Thiên trạch hương, Địa nhũ hương. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XVII - Hoạt huyết, khứ ứ

.

HỘI ÂM

  •   15/08/2015 06:29:48 PM
  •   Đã xem: 6599

HỘI ÂM ( Huìyìn - Roé Inn). Huyệt thứ 1 thuộc Nhâm mạch ( CV 1). Tên gọi: Hội ( có nghĩa là cùng đổ về). Âm ở đây nói đến cả cơ quan sinh dục dục và hậu môn). Huyệt nằm giữa hai bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn. Theo Y học cổ truyền đáy chậu được xem như phần âm của cơ thể, đó cũng là nơi khởi đầu đối với sự phân bố bề mặt của mạch Nhâm, Đốc và Xung.Trong " Châm cứu đại thành" ghi rằng: " Những mạch Nhâm, Đốc và Xung nổi lên từ vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài. Nhâm mạch bắt đầu từ đáy chậu và đi lên bụng. Đốc mạch đi lên từ đáy chậu đến lưng, Xung mạch cũng bắt đầu từ đó hòa nhập với Túc Thiếu âm Thận kinh". Tất cả 3 kinh ấy qui tụ ở huyệt này nên gọi là Hội âm.

.

HỒN MÔN

  •   15/08/2015 05:27:03 PM
  •   Đã xem: 5613

HỒN MÔN ( Hún mén - Roun Menn - Iuenn Menn). Huyệt thứ 47 thuộc Bàng quang kinh ( B 47). Tên gọi: Hồn ( có nghĩa là phần hồn, là cái làm chúa tể cả phần tinh thần, con người lúc sống thì hồn phách quấn với nhau, đến lúc chết hồn phách lìa khỏi nhau. Vì thế nên bảo thần với quỷ đều do hồn hóa ra cả, vì nó là một vật rất linh thiêng, thiêng liêng hơn cả muôn vật cho nên gọi là linh hồn); Môn ( có nghĩa là cái cửa). Huyệt ở ngang với Can du " Can tàng hồn", huyệt này có dấu hiệu chủ yếu trong các rối loạn của Can, bệnh tinh thần, đau lưng, nôn mửa... Do đó mà có tên Hồn môn.

.

HOẮC TRUNG

  •   15/08/2015 11:43:26 AM
  •   Đã xem: 2335

HOẮC TRUNG ( Yùzhòng - Rouo Tchong - Yo Tchong). Huyệt thứ 26 thuộc Thận kinh ( K 26). Tên gọi: Hoắc ( có nghĩa là đẹp hay tuyệt vời); Trung ( có nghĩa là trung tâm, chính giữa; ở đây nói về ngực). Huyệt có tác dụng làm giảm sự ngột ngạt và sưng ngực, điều chỉnh lại sự lưu thông của khí, làm thế nào cho ngực được thoải mái thư thái. Dấu hiệu chủ yếu là ho và suyễn...Do đó mà có tên Hoắc trung hay còn gọi là Hoặc trung, Quắc trung.

.

HOẠT NHỤC MÔN

  •   15/08/2015 11:21:38 AM
  •   Đã xem: 2589

HOẠT NHỤC MÔN ( Huáròumén - Roa Yẹou Menn). Huyệt thứ 24 thuộc Vị kinh ( S 24). Tên gọi: Hoạt ( có nghĩa là trơn nhẳn); Nhục ( có nghĩa là thịt, ở đây có ý nói tới lưỡi); Môn ( có nghĩa là cửa, cổng). Châm huyệt này có tác dụng làm cho sự chuyển động tự do của lưỡi trong trường hợp cứng lưỡi. Nó cũng làm cho các cơ của lưỡi được trơn lại. Cho nên được gọi là Hoạt nhục môn.

Phúc Tâm Đường
 

Facebook
Thống kê
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay7,444
  • Tháng hiện tại231,915
  • Tổng lượt truy cập13,038,009
Cám ơn

PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: Phuctamduong@gmail.com | ĐT: 0905 147 543

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây